Trong thời đại ngày nay, vấn đề cư trú của con người đã có nhiều thay đổi, dựa trên những kinh nghiệm và ứng dụng khoa học chính xác. Trải qua hàng nghìn năm, có những kinh nghiệm của người xưa vẫn còn lưu truyền đến ngày nay, có khi đúng có khi sai, để lại cho hậu thế những sự tham khảo nhất định. Câu "Có tiền đừng mua đất ven sông" là một trong số đó.
"Có tiền đừng mua đất ven sông" nghĩa là gì?
Cổ nhân cho rằng nếu có tiền thì cũng không nên mua đất ở ven sông. Theo quan niệm của người xưa, một người mua đất chủ yếu rơi vào 2 trường hợp. Một là chọn một nơi tốt để làm nhà, nơi an cư của chính mình. Hai là mua một mảnh đất để trồng trọt và dựa vào việc thu hoạch của mảnh ruộng này để nuôi sống bản thân.
Thời xưa, người ta chủ yếu sống nhờ nghề nông. Ven sông quả thực là nơi lý tưởng vì làm ruộng vốn không thể tách rời nguồn nước. Nhưng ven sông cũng là vùng đất khá thấp, dễ xảy ra tình trạng ngập úng. Trên thực tế, khi mùa lũ đến, nước sông lên cao, dễ cuốn trôi nhà cửa, lúc ấy thì không chỉ tiền mà mạng người cũng khó giữ.
Nếu gặp cảnh mưa bão liên tục, nước sông dâng cao, ruộng đồng ở hai bên bờ sông (tức vùng đất ven sông) chắc chắn sẽ bị ngập nước và hậu quả có thể dẫn tới là mùa màng bị thất bát, chịu nhiều rủi ro. Đó có lẽ chính là lý do mà người xưa cho rằng có tiền cũng không nên mua đất ở ven sông.
Đương nhiên, thời đại ngày nay cũng có nhiều thay đổi, nhưng khi mua đất, chúng ta cũng phải chú ý xem xét kỹ lưỡng, tránh những vùng đất trũng, dễ bị ngập nước để xây dựng nhà cửa nhằm đề phòng rủi ro và nguy cơ bị sụt lún.
Mặt khác, theo người xưa, nếu dựng một ngôi nhà ở cạnh sông thì độ ẩm cũng sẽ tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình về lâu dài. Ngoài ra, câu "Có tiền đừng mua đất ven sông" còn có một vế nữa, đó là "Có tiền không lấy vợ tái giá".
"Giàu có cũng không lấy vợ tái giá"- quan niệm cực đoan, lạc hậu
Người xưa rất coi trọng việc “tam tòng tứ đức” của người phụ nữ, và người phụ nữ cũng rất coi trọng danh tiết của mình. Họ cho rằng một khi đã lấy chồng, thì phải giúp chồng dạy con, một mực chung thủy từ đầu đến cuối. Bởi vậy, thời xưa, nếu phụ nữ mà “tái giá”, người khác sẽ thường cho rằng họ ắt hẳn đã phạm phải lỗi lầm gì đó.
Còn “góa phụ” lại là một tình huống bị động, chồng mất là việc chẳng ai mong muốn nên thường không liên quan trực tiếp đến phẩm hạnh của người này.
Cũng có nhiều góa phụ sau khi chồng mất, vẫn một lòng vất vả nuôi con khôn lớn, đồng thời cố hết sức phụng dưỡng cha mẹ chồng, cho nên những cơ cực, dũng cảm, kiên cường của người phụ nữ ấy thường được người khác khâm phục.
Dĩ nhiên đến thời hiện đại, quan điểm hôn nhân của nam và nữ đã không còn giống như trước nữa, tỉ lệ ly hôn cũng ngày càng cao hơn so với khi xưa, những cặp vợ chồng có thể bên nhau hạnh phúc cho đến bạc đầu răng long cũng càng ít hơn. Bởi lẽ, khi con người có đạo đức ước thúc hành động thì sẽ khiến cho cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Một người mẹ tốt cần bao hàm 3 chữ này để giáo dục con cái trở nên vĩ đại
-
Gia đình tương lai nghèo hay giàu, an yên hay sóng gió: Nhìn ''chỗ'' này là biết
-
Vì sao cổ nhân dạy: Đàn bà cúi đầu, đàn ông lộ ngực, cả đời phú quý sang giàu?
-
Phụ nữ có 3 thứ ''sống để dạ, chết mang theo'' nếu không muốn chồng bỏ chồng chê
-
Tổ tiên dạy: 40 tuổi đừng quá tham vọng, 50 tuổi bớt đi rung động, 60 tuổi nhất định phải giữ mồm giữ miệng