Người xưa có câu: 'Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp', 2 tháng ấy có gì đáng lo?

19:31, Chủ nhật 07/08/2022

( PHUNUTODAY ) - Người xưa để lại nhiều câu nói có ý nghĩa răn dạy người đời sau, trong đó có 1 câu thế này: Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp.

Đàn ông sợ tháng Tám

Câu “Đàn ông sợ tháng tám” là câu nói ca ngợi sức mạnh và tầm quan trọng của người đàn ông trong gia đình.

Ở miền Bắc xưa, tháng 8 (âm lịch) thường là thu hoạch vụ mùa. Cũng có nơi mùa thu hoạch vào tháng 10, nhưng ở trong bài tác giả đề cập những nơi có vụ thu hoạch mùa vào tháng 8 âm lịch.

Đối với xã hội cổ đại mà nói thì mùa thu hoạch là mùa rất quan trọng trong một năm, việc thu hoạch trong một năm có tốt hay không đều phụ thuộc vào tháng này.

danba

Vì vậy, trong thời đại mà nam giới là lực lượng lao động chính thì trong thời gian này nam giới rất bận rộn. Đặc biệt là trong bối cảnh không có máy móc và công nghệ canh tác tiên tiến, họ chỉ có thể dựa vào thể lực của bản thân để đảm đương những nhiệm vụ thu hoạch mùa thu nặng nhọc.

Ngoài ra, tháng 8 cũng là mùa có khí hậu tương đối thoải mái, người xưa thích tham gia nhiều hoạt động xã hội vào mùa này.

Vào tháng 8, có một lễ hội rất quan trọng trong thời cổ đại là Tết Trung thu. Tết Trung thu là ngày hội trăng rằm, người xưa coi ngày này là ngày đoàn tụ, đón trung thu cùng nhau.

Câu nói “Đàn ông sợ tháng Tám” không có nghĩa là những người đàn ông này lười biếng, sợ phải lao động. Câu nói này không theo hiểu theo nghĩa đen mà nên ngẫm nghĩ theo nghĩa sâu xa hơn. Đây chính là phép hoán dụ cho lòng tin, sự chờ đợi, có phần hồi hộp và lo lắng cho khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm; thể hiện ước mơ về một mùa màng bội thu.

Đàn bà lo tháng Chạp

Tháng mười hai âm lịch là tháng cuối cùng của năm, nhưng tại sao phụ nữ lại sợ tháng 12 âm lịch?

Tháng Chạp chính là tháng 12 âm lịch - tháng cuối cùng của năm. Theo phong tục cổ tại Trung Hoa, việc chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Đán rất nhiều công đoạn, thường bắt đầu từ ngày mùng 8 tháng Chạp. Vì vậy mà người xưa mới có câu rằng: “Đàn bà lo tháng Chạp”.

Để đón năm mới, tháng 12 âm lịch là tháng bận rộn nhất, có nhiều việc phải làm như dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa hương đèn, dâng lễ lên tổ tiên, viết câu đối Tết, may quần áo, … chuẩn bị đi lễ tết năm mới.

Và hầu hết mọi việc này đều do các bà nội trợ đảm nhận nên tháng này là tháng phụ nữ bận rộn nhất, hầu như không có ngày nào là rảnh rỗi.

Ngoài ra: Tháng mười hai âm lịch cũng tương đối lạnh, phụ nữ làm việc gì cũng vất vả hơn trong khí hậu này. Vì vậy người ta thường nói vui: “Phụ nữ sợ tháng mười hai âm lịch” thực chất là một kiểu ca ngợi sự chăm chỉ của phụ nữ.

Vì thế, hình ảnh người phụ nữ tần tảo trong thời tiết khắc nghiệt càng đáng được tôn trọng và tôn vinh.

Chỉ từ một vài câu nói, chúng ta có thể thấy được kinh nghiệm sống phong phú của người xưa. Dù năm tháng trôi đi mãi mãi, thời gian có trôi đi nhưng một số điều được tổ tiên đúc kết vẫn còn lưu lại hương thơm trường tồn của nó.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc