Lương y chỉ ra loại thực phẩm ngay trong bếp giúp F0 phục hồi sức khoẻ, hạn chế tái nhiễm, ngừa di chứng

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều loại thảo dược điều hòa miễn dịch hỗ trợ chức năng miễn dịch giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt.

Từ lâu đời Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh ôn dịch hiệu quả. Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với COVID-19, đều có biểu hiện: Sốt, ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi...

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, quá trình phục hồi hậu Covid-19 tùy thuộc vào mức độ mà chúng ta nhiễm Covid-19 trước đó:

- Việc hồi phục sau mắc Covid-19 thể nhẹ, không có triệu chứng có thể hồi phục trong vòng một tuần đến 10 ngày. Trong quá trình hồi phục sau mắc Covid-19 thể vừa, có thể chúng ta sẽ gặp phải các triệu chứng như: Mệt mỏi, ho và khó thở trong nhiều tuần.

- Sự phục hồi của những người nhiễm Covid-19 nặng có thể mất vài tuần đến vài tháng để thể lực và chức năng phổi trở lại bình thường.

Trên thực tế, nhiều người đã hồi phục vẫn tái dương tính với virus. WHO khẳng định ‘hiện chưa có bằng chứng nào cho rằng những người khỏi SARS-CoV-2 và mang sẵn kháng thể không bị lây nhiễm lại’, mọi người lưu ý nha.

Vì vậy, TS Lương y Phùng Tuấn Giang nhấn mạnh: Phòng chống là quan trọng, trong đó có phòng chống tái phát sau khi âm tính cũng là mục tiêu quan trọng, nếu không làm tốt được vấn đề này việc dập dịch sẽ không triệt để được.

Theo TS, lương y Phùng Tuấn Giang, giống như phòng nhiễm virus, việc phòng chống tái nhiễm cô ít cũng dựa trên nguyên tắc nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và thực hiện các biện pháp 5K.

Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, chống tái nhiễm Covid-19, y học cổ truyền có một số phương pháp như sau: Bảo vệ và tăng cường hệ thống miễn dịch với thảo dược. Các loại thảo dược điều hòa miễn dịch hỗ trợ chức năng miễn dịch giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt. Cụ thể như sau:

- Tỏi là một loại thảo dược quen thuộc, có sẵn trong bếp của mỗi nhà.

Tỏi có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch. Lực sĩ thời thượng cổ trong kỳ thi đấu Olympic đều ăn tỏi. Thợ xây kim tự tháp Ai Cập ăn tỏi hàng ngày để tăng sức khỏe.

Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hỗn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh. Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông... có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Nấm: Được coi là thảo dược điều hòa miễn dịch. Có một số loại nấm an toàn và có thể cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch như: Nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, nấm vân chi, nấm đuôi gà tây, nấm hương, nấm khiêu vũ… Trong chúng có chứa các polysaccharide, đã được chứng minh là có tác dụng tăng miễn dịch.

- Hoàng kỳ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, đã được chứng minh tác dụng cải thiện hoạt động miễn dịch bằng cách tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu, kích thích hoạt động của vỏ thượng thận và kích thích hình thành hồng cầu trong tủy xương.

- Rễ cây cúc dại tím là loại thảo dược giúp tăng cường miễn dịch. Đây là một loại thảo dược hữu ích để sử dụng hàng ngày để phòng tái phát hoặc nhiễm các chủng virus mới cho những người có nguy cơ cao (làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc với nhiều người) nha mọi người.

- Lá dâu: Theo Đông y, lá dâu vị ngọt đắng tính hàn. Tác dụng giải biểu nhiệt, hạ sốt, mát can, sáng mắt, hóa đờm, cầm ho… Trị chứng Ôn dịch sơ khởi ngoại tà phần biểu, biểu hiện ho khan, sốt nhẹ đàm vàng ít.

- Rau má: Theo Đông y, rau má vị đắng tính hàn. Tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, mát gan, nhuận phế, giải độc, lợi tiểu. Chữa chứng ngoại tà nội thương phế nhiệt ho khan viêm họng, mụn nhọt… Rau má còn kích thích lưu thông máu, tăng oxy đến phổi và các bộ phận cơ thể, giảm sưng đau, giúp nhanh lành vết thương.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau má có: Nước 88,2g; protein3,2g; gluxit 1,8g; xơ 4,5g; tro 2,3g, canxi 229mg; phosphor 2,4mg; caroten 2,6mg; vitamin C 37mg, vitamin B1, B2, B3, C và K. Vì vậy rau má là rau vị thuốc quý có giá trị trong chữa ôn bệnh phế nhiệt sốt ho khan khó thở nhức mỏi, có thể dùng cho mọi lứa tuổi; người tăng huyết áp, đái tháo đường, tâm phế mạn dùng đều tốt. Rau má còn là vị thuốc quý chữa những triệu chứng hậu ôn dịch và COVID-19 như: Ho kéo dài do phế âm hư, mệt mỏi khó ngủ do nhiệt tà còn lưu lại.

Ngoài ra, còn một số thảo dược khác cũng giúp củng cố miễn dịch như: Quả cơm cháy, cam thảo, nhân sâm, đương quy Nhật, cúc hoa… mọi người có thể sử dụng.

*Thông tin mang tính tham khảo

Tác giả: Vũ Ngọc