Mất hết phúc báo và may mắn nếu không hiểu điều này khi đi lễ chùa đầu năm

( PHUNUTODAY ) - Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt, tuy nhiên ngày nay có nhiều quan niệm sai lầm khiến nét đẹp này có phần mai một.

Phong tục lễ chùa đầu xuân đã trở thành một phong tục cổ truyền, được người Việt coi trong và gìn giữ dù trải qua  nhiều thăng trầm, biến cố thì nét đẹp này vẫn được gìn giữ.

Phong tục này không chỉ là điểm tựa tâm linh mà còn là điểm tựa đạo đức, tinh thần. Đầu năm đi lễ chùa, cả năm thanh tịnh, sống tốt hơn, thiện hơn và lành hơn. Ông bà, cha mẹ cùng con cháu đi lễ chùa như một sự trao truyền văn hóa, trao truyền sự tĩnh tại và biết ơn trong đời sống.

Tuy nhiên, ngày nay, việc đi lễ chùa đã bị bóp mép đi đi rất nhiều, nhất là cảnh chen chúc nơi cửa chùa, tranh giành lộc đã trở thành vấn nạn.

Nhiều người đi lễ mâm cao cỗ đầy, hết chùa này đến phủ nọ để cầu danh, cầu tài, cầu làm ăn phát đạt, cầu thăng chức, cầu trúng số… Điều này không sai, xuất phát từ nhu cầu chính đáng nhưng lại không đúng với tinh thần của nhà Phật và những chốn linh thiêng.

Phật dạy chúng sinh bình đẳng, không vì người này lộc hậu mà chứng cho, người kia lễ ít mà bỏ qua. Vì thế, cầu lễ nhiều, sắm lễ cao mà bản thân sống lỗi, sống ác, không có lòng thành tâm thiện đức thì cầu cũng như không, thậm chí còn phải chịu tội nghiệt nặng nề hơn.

Chưa kể, có người đến Chùa cầu tự, lại đi cầu cho người khác gặp nạn để mình giàu sang, cầu thế thi  làm sao Phật độ?

Chưa kể, nhiều người còn mắc những sai lầm dưới đây:

1. Cúng dường tượng Phật đồ mặn

2. Cúng dường Phật tiền lẻ, tiền địa phủ, hóa vàng mã tại chùa

3. Cúng dường Phật rượu, thuốc lá

4. Cầu khấn tài lộc, sự vụ làm ăn, buôn một bán mười

5. Xoa đầu, xoa bụng tượng, nhét tiền vào tay, vào lòng tượng, xoa tiền lẻ lên thân tượng, rải tiền khắp nơi

6. Mang tro cốt người đã mất lên chùa và cúng lễ cho người mất tại chùa

7. Đi chùa cầu tình

8. Bán khoán con vào chùa

9. Theo chùa “thiêng” bỏ chùa làng.

Tác giả: Thạch Thảo