1. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi rời khỏi phòng sinh
Nhiều mẹ không biết vì sao nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi vừa về phòng sinh và phần lớn các mẹ cho trẻ bú sữa ngoài vì luôn nghĩ rằng sau khi vừa sinh xong không có sữa. Tuy nhiên, thực tế mẹ đã có sữa từ trong tuần 20 thai kỳ và khi trẻ vừa chào đời, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bú ngay và luôn đủ sữa cho con.
Việc cho trẻ bú sữa không chỉ giúp kích thích tuyến sữa hoạt động, trẻ được hưởng nguồn sữa non quý giá mà quan trọng hơn, tử cung của mẹ sẽ hồi phục nhanh chóng. Mẹ cần biết, tử cung sau khi sinh xong sẽ giống như một quả bóng bị xì hơi và cần được khôi phục và trở về vị trí cũ. Việc cho trẻ bú sẽ giúp cho tử cung nhanh chóng co bóp đẩy sản dịch ra ngoài và hồi phục nhanh.
2. Không nên nhịn đi tiểu sau khi sinh
Một số mẹ đẻ đau quá nên dù mắc tiểu cũng ngại di chuyển để đi. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng, đau tức, mất phản xạ đi tiểu tự nhiên. Do đó, nếu sau sinh thường 30 phút mẹ buồn đi tiểu thì nên đi ngay. Đối với các mẹ sinh mổ, sau khi bỏ ống thông tiểu mẹ cũng nên đi tiểu nếu thấy mắc. Mẹ sinh mổ có thể dùng bô nằm để tiểu mà không cần phải vào nhà vệ sinh.
3. Massage nhẹ nhàng vùng bụng khi có cơn đau gò tử cung
Sau khi sinh, mẹ còn phải chịu cơn gò tử cung rất đau đớn, thậm chí nhiều mẹ còn cho rằng cơn gò tử cung đau hơn đau đẻ. Đây là dấu hiệu tốt vì tử cung lúc này đang gò để đẩy sản dịch cũng như hồi phục, trở về vị trí ban đầu.
Để cơn gò diễn ra thuận lợi các mẹ đừng nịt bụng, chườm nóng vì có thể gây chảy máu ồ ạt rất nguy hiểm. Lúc này, mẹ hãy nhờ người nhà massage ngay chỗ gò đó để giảm đau và lưu thông mạch máu vùng bụng.
4. Vệ sinh vùng kín bằng nước muối ấm
Vùng kín sau khi sinh cần được chăm sóc cẩn thận nếu không bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như khả năng sinh sản sau này.
Các mẹ có thể sử dụng nước muối ấm để rửa vùng kín hàng ngày và nên rửa đều đặn trong 1 tháng đầu. Sau đó các mẹ chỉ cần rửa sạch sẽ bằng nước ấm là được. Ngoài ra, mẹ cũng có thể rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh nhẹ để làm sạch vùng kín và tránh nhiễm khuẩn.
Ngoài vệ sinh vùng kín, mẹ nên nhớ mặc quần lót chất liệu bông thoáng mát, rộng rãi và thay băng sạch sẽ như đến kỳ kinh. Việc giữ vệ sinh vùng kín sẽ giúp vùng kín mau lành và tránh nhiễm trùng nếu sinh thường.
5. Nên ngủ nhiều sau khi sinh
Trong tháng, em bé sẽ ngủ nhiều hơn bình thường nên mẹ cũng tranh thủ ngủ cùng bé để lấy lại sức. Vì mẹ đã mất rất nhiều sức và máu khi sinh con nên cần được nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt giấc ngủ.
Nếu ngủ không đủ giấc sẽ khiến mẹ không thể chăm nổi bé đâu và dễ bị trầm cảm. Ngủ sẽ giúp mẹ thư giãn xương cốt, lấy lại sức khỏe và chăm con nhiều hơn.
6. Tắm bằng lá thuốc nam
Thay vì nằm than hay xông hơi mẹ có thể áp dụng cách tắm bằng lá thuốc nam để cơ thể nhanh khỏe lại. Việc hơ than được cho là không khoa học vì có thể khiến mẹ và em bé bị ngạt khí CO2, xông hơi cũng có thể khiến mẹ mất nước, ra huyết nếu làm không đúng cách.
Để giúp cơ thể nhanh hồi phục, mẹ hãy tắm bằng lá thuốc nam hoặc các loại lá thảo dược trong vườn. Khi tắm mẹ chỉ cần lấy khăn mềm lau người khoảng 5 phút là được, đừng kỳ mạnh vào tay chân vì có thể sẽ khiến cho gân nổi nhiều.
7. Tuyệt đối không làm việc nặng
Nếu các mẹ không muốn bị tai biến hay hậu sản, sa tử cung thì tốt nhất không làm việc nặng trong nhà. Việc của các mẹ trong tháng ở cữ là nghỉ ngơi và cho con bú tích cực. Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt, lưu thông khí huyết, tắm nắng hoặc làm một số việc lặt vặt như quét nhà, nhặt rau...
Các việc nặng khác như lau dọn, giặt đồ, vác đồ nặng... tuyệt đối không làm vì sẽ làm cho cơ thể mất sức, dễ bị sa tử cung. Do tử cung sau khi sinh rất lỏng lẻo và dễ bị sa, vì vậy mẹ tuyệt đối phải nghỉ ngơi nhiều hơn.
8. Không ăn mặn và kiêng khem quá mức
Một số bà mẹ mới sinh được khuyên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, cá bống kho tộ, kiêng ăn rau, canh… để da thịt được săn chắc. Thực tế, việc ăn thức ăn khô, mặn cùng chế độ ăn thiếu rau xanh có thể khiến bạn bị tăng huyết áp, táo bón ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, bạn không nên ăn đồ lạnh, thức ăn lên men như các loại dưa muối hay thức ăn để qua đêm, không ăn đồ sống nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. Bạn nên ăn đồ mới nấu, uống đủ nước.
Tuy cần kiêng cữ sau sinh nhưng bạn không nên kiêng khem quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, dễ nhiễm bệnh, thiếu dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài các loại thực phẩm nên tránh kể trên, bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Nếu mới sinh, bạn nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì trong nhóm thực phẩm này thường có nhiều muối, đường, các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, nhất là với các bà mẹ mới sinh.
9. Tránh quan hệ tình dục sớm
Sau khi sinh, bạn nên đợi khoảng 4 – 6 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, bạn nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.
10. Tắm nước lạnh hoặc bơi
Một trong những việc cần kiêng cữ sau sinh là bạn nên tránh tắm nước lạnh hoặc bơi nhằm hạn chế tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, chuột rút.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Những mẫu ông bố “GƯƠNG XẤU” sẽ làm hại tương lai của con, cần sửa ngay tật xấu trước khi quá muộn
-
Con thường xuyên nôn trớ, mẹ dùng TUYỆT CHIÊU tránh cho con khỏi nhiều biến chứng nguy hiểm
-
Hiếm muộn đã lâu mới mang thai nhưng MẸ BẦU SƠ Ý LÀM MẤT CON vì những loại rau quả không ai ngờ tới
-
Ngọc Trinh "muối mặt" vì bị dân tình bóc phốt diện váy nhái "Ngụy Anh Lạc"
-
Con sinh ra KHỎE MẠNH, ĐẸP NHƯ THIÊN THẦN nếu mẹ bầu thường xuyên ăn thứ này