Theo Nhịp sống Việt, chị Phương sống ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội đi làm với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm sale thị trường, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng. Vợ chồng đã có nhà riêng và sinh được 2 em bé.
Do ảnh hưởng của dịch Covid, từ đầu tháng 7 công ty chị Phương cho nhân viên làm việc ở nhà, lương vẫn được đảm bảo. Chồng làm thị trường, công việc kinh doanh ngừng trệ nên anh chỉ được công ty hỗ trợ lương cứng 5 triệu đồng/tháng.
Từ tổng thu nhập ban đầu của hai vợ chồng là 27 triệu đồng, nay dịch xuống còn 17 triệu đồng. Do đó, chị Phương đã lập lại kế hoạch chi tiêu cho gia đình và quyết định trích một phần lương của hai vợ chồng để hỗ trợ người thân.
Theo chị, khi chưa có dịch, bữa sáng hầ như nhà chị đều ăn ngoài, nhưng từ khi làm việc ở nhà, chị tranh thủ thời gian tự tay nấu cả 3 bữa, tuyệt đối không mua hàng. Các con chị được nghỉ học cũng xem như tiết kiệm được 1 khoản học phí.
Mức chi tiêu cho từng khoản được chị Phương thiết lập như sau:
- Chi tiêu sinh hoạt gia đình: 30%
- Hỗ trợ người thân: 30%
- Tích luỹ dự phòng: 40%
- Tiền ăn: 3 triệu đồng
- Tiền điện nước: 1 triệu đồng
- Các khoản phát sinh khác: 1 triệu đồng.
"Một tuần mình chỉ đi chợ đúng 1 lần, liệt kê đầy đủ những thứ cần mua mới xách làn đi với hạn mức quy định tối đa là 700.000 đồng mua thực phẩm, rau củ và hoa quả thiết yếu.
Sau khi mua về mình sẽ sơ chế, chia từng phần thức ăn tương ứng với từng ngày, từng bữa rồi bỏ tủ để trong tuần mang nấu dần, như thế vừa tiết kiệm thời gian lại tiết kiệm chi phí. Khi nào đồ trong tủ lạnh hết mình mới đi chợ tiếp", chị Phương chia sẻ.
Đặc biệt chị Phương cho hay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, vợ chồng em gái chị đều phải nghỉ việc không lương, chị bàn với chồng mỗi tháng trích 20% thu thập của anh chị tương đương 3.4 triệu đồng để chia sẻ khó khăn với các em. 10% thu nhập anh chị dành để biếu bố mẹ hai bên mua thực phẩm ngày dịch. 40% còn lại để dành tích luỹ.
Trong thời buổi dịch Covid-19, thu nhập của nhiều gia đình bị ảnh hưởng nhiều, do đó, cần phải có cách chi tiêu hợp lý và khoa học hơn. Dưới là 4 bước chi tiêu khoa học nên áp dụng:
Bước 1: Tiết kiệm tối thiểu 10% thu nhập
Nếu thu nhập ở mức thấp, bạn có thể duy trì tỷ lệ tiết kiệm là 10% tổng thu nhập. Với những người có thu nhập cao hơn, con số này có thể tăng lên là 20, 30%... Khoản tiền này sẽ trở thành vốn đầu tư, tiền dự phòng trong tương lai.
Bước 2: Cắt giảm các khoản chi không cần thiết
Khi tình hình kinh tế khó khăn, bạn phải cắt giảm hết các khoản chi không thiết yếu. Đó có thể là tiền đi du lịch, giải trí, hàng tiêu dùng không thiết yếu (mỹ phẩm cao cấp, trang sức...).
Bước 3: Xác định các khoản chi tiêu cố định hàng tháng
Việc tiếp theo bạn cần làm là xác định các khoản chi tiêu cố định trong tháng. Các khoản tiền đó bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền bảo hiểm, điện thoại, tiền học cho con...
Tính được con số cố định hàng tháng, chúng ta sẽ ghi riêng từng khoản và cất trong một phong bì.
Bước 4: Định mức chi tiêu cho thực phẩm, nhu yếu phẩm
Tác giả: Minh Tú
-
10 mẹo chi tiêu mùa dịch giúp tiết kiệm 1 nửa tiền so với thông thường
-
Gợi ý mâm cơm giá rẻ chưa tới 30 nghìn đồng/người, vừa đầy đủ, lại tiết kiệm chi tiêu mùa dịch
-
6 quy tắc chi tiêu và tiết kiệm tiền giúp gia đình 4 người sống tốt qua mùa dịch Covid-19
-
Xuân Bắc và 2 con trai suy ngẫm việc chi tiêu mùa dịch, khán giả lại được dịp cười 'ra nước mắt'
-
TP.HCM bổ sung 3 nhóm đối tượng ưu tiên, không cần giấy đi đường khi qua chốt kiểm dịch