6 quy tắc chi tiêu và tiết kiệm tiền giúp gia đình 4 người sống tốt qua mùa dịch Covid-19

( PHUNUTODAY ) - Mùa dịch ai cũng khó khăn, đặc biệt lại còn vào đỉnh điểm những ngày nắng nóng, vậy làm sao để chi tiêu hợp lý trong mùa dich lại còn có thể tiết kiệm được tiền sau này? Dưới đây là 6 mẹo quản lý tiền bạc mà bà nội trợ nên ghi nhớ.

1. Không bao giờ được coi thường tiền lẻ

Rất nhiều người thường không để ý đến những đồng tiền lẻ 1 nghìn, 2 nghìn, 5 nghìn. Chúng ta thường vứt tiền lẻ lung tung khắp nơi, thậm chí nếu đi chợ mà thừa vài 3 nghìn liền không muốn lấy lại tiền thừa.

tiet-liem-tien-mua-dich

Tuy nhiên, bắt đầu từ bây giờ hãy chú ý tiết kiệm lại tiền lẻ lại 1 chỗ nhé. Chỉ sau 10 ngày thôi, bạn sẽ thấy bất ngờ vì số tiền mà bạn có lớn hơn bạn nghĩ đó. Chỉ cần 3 ngày bạn giữ lại 3-5 nghìn tiền lẻ bạn đã có thể mua món rau đủ ăn cho cả ngày rồi. Hãy nhớ giữ lại tiền lẻ nhé!

2. Hạn chế hết sức có thể việc thanh toán bằng thẻ tín dụng mà thay vào đó hãy sử dụng tiền mặt

Phải khẳng định 1 điều rằng, hiện giờ có rất nhiều người bị phụ thuộc, u mê vào thẻ tín dụng. Lúc nào túng thiếu tiền đều sẽ không hề mảy may lo nghĩ vẫn đi shopping ăn uống bởi vì tự tin mình đã có thẻ tín dụng. Tuy nhiên, "mật ngọt chết ruồi", thẻ tín dụng khiến bạn dễ dàng mắc nợ và quay cuồng với việc trả lãi. Khi tiêu tiền trong thẻ tín dụng tức là bạn đang tiêu đi số tiền trong tương lai của mình, hãy cân nhắc về việc chi tiêu cho các khoản cần thiết trong khả năng chi trả, điều này cũng giúp bạn cân đối được các khoản thu chi và không bị nợ khi đến hạn thanh toán thẻ tín dụng.

tiet-liem-tien-mua-dich-1

Vì vậy, 1 lời khuyên chân thành dành cho bạn chính là hãy dùng tiền mặt và hạn chế quẹt thẻ. Hãy phân chia số tiền rõ ràng chi tiêu cho từng ngày, chi tiêu gì cũng phải ghi lại để sau này bạn sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc chi tiêu và quả lý tiền bạc.

3. Cắt các gói dịch vụ phụ, không cần thiết

Một cách dễ dàng để tiết kiệm tiền là huỷ các dịch vụ hàng tháng mà bạn đang sử dụng như dịch vụ dung lượng iCloud, các dịch vụ có công dụng giống nhau như xem phim, xem video. Ví dụ, nếu bạn đang trả phí cho 3 nền tảng phát video khác nhau, hãy chỉ giữ lại 1 dịch vụ mà bạn dùng nhiều nhất.

4. Tiết kiệm và gia tăng khoản tiết kiệm càng sớm càng tốt

Lúc bạn kiếm được 1 triệu đồng, nếu không đủ dùng thì kiếm thêm 2 triệu vẫn sẽ không đủ dùng. Vậy nên thay vì đợi đến lúc kiếm được nhiều tiền mới tiết kiệm, chi bằng tiết kiệm ngay từ bây giờ. Chỉ cần trích một phần nhỏ trong thu nhập của bạn để tiết kiệm, sau đó tăng dần mục tiêu.

tiet-liem-tien-mua-dich-2

Mỗi tháng bạn có thể bỏ ra ít nhất 10% thu nhập để làm quỹ tiết kiệm dùng khi cần thiết và coi như bạn chưa hề sở hữu phần tiền này. Thời gian trôi qua, bạn sẽ nhận ra mình đã có một số tiền lớn, khi ấy bạn có thể dùng cho nhiều việc lớn khác.

Cho dù tình hình diễn biến dịch bệnh không quá phức tạp như hiện nay thì việc có một khoản tiết kiệm từ khi bạn đi làm đó là điều nên làm, bạn sẽ có một khoản dự trù thất nghiệp, nếu bạn không có việc làm trong vòng 3- 6 tháng. Trong trường hợp, các công ty đang có xu hướng cắt giảm nhân viên, làm việc tại nhà, giảm một nửa lương khi tình hình dịch bệnh đang ở đỉnh điểm làm kinh tế trở nên khủng hoảng thì khoản tiết kiệm này sẽ giúp bạn vượt qua tình trạng khó khăn này. 

Nếu như bạn chưa có tài khoản tiết kiệm, hoặc tài khoản tiết kiệm quá ít, thì đây là lúc bạn nên hoạch định chi tiêu của bản thân để gia tăng tài khoản tiết kiệm này. Tiết kiệm chưa bao giờ là quá muộn. 

5. Tập cách sống dưới mức thu nhập của mình

Nếu bạn làm ra được 5 triệu đồng, bình thường bạn sẽ chi tiêu, mua quần áo, sinh hoạt hết 5 triệu thì bây giờ hãy học cách tri tiêu của 1 người lương 3 triệu. Ăn ở nhà, hạn chế tụ tập ăn uống ngoài quán xá. Giảm gói đăng ký 4g từ 200 nghìn đồng xuống 100 nghìn đồng,...

6. Không bỏ qua điểm tín dụng

tiet-liem-tien-mua-dich-3

Điểm tín dụng đóng vai trò hàng đầu trong việc quyết định lãi suất của bạn. Điểm tín dụng cao có thể mang về cho bạn mức lãi suất thấp và tiết kiệm được một khoản lớn cho lãi suất của các khoản vay. Điểm tín dụng thấp có thể khiến bạn không được vay tiền trong trường hợp cần thiết, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tài chính.

Chính vì thế bạn không nên ngó lơ điểm tín dụng của mình. Nên thường xuyên kiểm tra số điểm và cố hết sức để không ảnh hưởng tới điểm số tín dụng. Hãy kiểm soát các báo cáo điểm tín dụng hàng tháng, giữ mức nợ thấp và thanh toán hóa đơn đúng hạn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link