Gạo có chứa chất chống ôxy hóa giúp chống lại tác động của các gốc tự do, là những phân tử dễ bay hơi có thể gây hại cho các tế bào trong cơ thể. Có rất nhiều cách làm đẹp da bằng nước vo gạo.
1. Dùng nước vo gạo như sữa rửa mặt và toner
Cho một ít nước vo gạo ra chén nhỏ, dùng bông tẩy trang thấm vào, nhẹ nhàng thoa đều lên mặt và cổ như một loại nước hoa hồng. Massage nhẹ nhàng cho nước vo gạo thẩm thấu vào da. Rửa sạch lại với nước mát.
2. Ba loại mặt nạ bằng nước vo gạo
Mặt nạ nước vo gạo nguyên chất: Sử dụng một tờ mặt nạ giấy và thấm nước vo gạo. Rửa sạch mặt với sữa rửa mặt và nước ấm, đắp mặt nạ nước vo gạo nguyên chất lên da trong vòng 10-15 phút. Rửa lại với nước mát.
Mặt nạ nước vo gạo và mật ong: Trộn đều 2 thìa mật ong nguyên chất cùng 2 thìa nước vo gạo. Thoa hỗn hợp này lên mặt, massage nhẹ nhàng rồi rửa mặt.
Mặt nạ nước vo gạo và tinh bột nghệ: Trộn 2-3 thìa nước vo gạo và 2 thìa tinh bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sệt (sao cho nhuyễn mịn và không quá đặc).
3. Làm đá viên từ nước vo gạo
Đổ nước vo gạo vào những khay đá nhỏ và để đông lạnh. Sau vài giờ, bạn có thể cho đá vào khăn mỏng và chườm lên mặt.
Lưu ý:
- Dù giúp làm sáng và sạch sâu da từ bên trong, hạn chế mụn, song bạn chỉ nên thực hiện tối đa 3 lần/tuần. Như vậy mới đảm bảo an toàn cho da hơn.
- Mặc dù một số chất trong nước vo gạo giúp chống nắng song bạn không nên để mặt trần ra ngoài trời nắng nóng. Bạn vẫn cần thoa kem chống nắng thường xuyên.
- Chỉ nên bảo quản nước vo gạo trong ngăn mát tủ lạnh tối đa một tuần (nếu làm đá viên có thể để được lâu hơn). Để lâu, nước vo gạo có thể bị mốc và nhiễm khuẩn. Lúc này nước vo gạo không thể làm trắng da mà thậm chí có thể gây hại cho da, như viêm đỏ, sưng tấy, mọc mụn mủ…
- Gạo có thể nhiễm thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt hoặc nhiễm hóa chất khi bảo quản. Vì thế, bạn không nên dùng nước vo gạo thứ nhất cho da mặt.
- Nếu bạn có dấu hiệu dị ứng với nước vo gạo như xuất hiện các mảng da khô, bong tróc hoặc nổi mề đay, mẩn ngứa thì nên ngưng dùng nước vo gạo ngay lập tức.
- Nước vo gạo không thể thay thế các loại thuốc dùng để điều trị các bệnh ngoài da chẳng hạn như bệnh chàm. Do đó, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu da bạn có vấn đề./.
Tác giả: Hạ Anh
-
3 mẹo làm đẹp bằng sữa tươi giúp "cải lão hoàn đồng" cho làn da
-
Loại lá cây quen thuộc vừa chữa bệnh vừa làm đẹp từ da đến dáng ai cũng nên thử
-
Rosé BLACKPINK tuân thủ 7 nguyên tắc chăm sóc da cơ bản này để có làn da trắng mịn
-
Chăm chỉ thực hiện các động tác này mỗi ngày 3 phút sẽ cải thiện mũi tẹt, mũi to
-
6 cách "cấp cứu" mái tóc bết dầu khiến nàng mất tự tin