1. Lơi ích của củ riềng
Cây riềng là loại cây nhỏ, thân rễ mọc bò ngang, dài. Cụm hoa mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng. Lá không cuống, có bẹ, hình mác dài. Củ riềng có tên là phong khương, cao lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao). Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc rễ (củ) phơi khô.
Cách chế biến: đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2 - 3cm, phơi khô. Riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền. Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi...
2. Công dụng chữa bệnh của củ riềng
1. Ung thư
Nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành để chứng minh tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi các loại ung thư và khối u khác nhau khi sử dụng củ riềng. Loại củ gia vị này đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày, bạch cầu, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật).
Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó, loại thảo dược này hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác. Sự hiện diện của một flavonoid được gọi là galanin trong củ riềng đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì nó điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen.
2. Tăng khả năng sinh sản
Riềng được chỉ ra là có khả năng cải thiện số lượng, chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới. Một nghiên cứu năm 2014 do Tạp chí Y học Sinh sản Iran thực hiện về tác động của thảo dược đối với khả năng sinh sản của nam giới đã kết luận rằng, việc sử dụng củ riềng thường xuyên làm tăng số lượng tinh trùng di động lên gấp 3 lần.
3. Cải thiện lưu thông máu
Các loại thảo mộc được khẳng định có khả năng đào thải các độc tố có trong cơ thể. Bằng cách đó, riềng giúp tăng cường lưu thông máu và cho phép sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng vào mô da. Tương tự như vậy, đặc tính chống oxy hóa trong củ riềng sẽ ngăn chặn các độc tố có hại trong cơ thể.
4. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong y học, củ riềng được sử dụng như một phương pháp phòng ngừa bệnh tim và bất kỳ rủi ro nào liên quan đến hệ thống tim mạch của bạn. Củ riềng giúp cải thiện sức khỏe tim bằng cách giảm các cơn co thắt tim và tăng cung cấp máu cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Nó được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch khác.
5. Kiểm soát hen suyễn
Củ riềng có tác dụng chống co thắt do hỗ trợ giảm đờm, cũng như làm giãn phế quản để giảm mức độ hen suyễn. Tương tự như vậy, đặc tính chống viêm của loại thảo mộc này có lợi trong việc kiểm soát cũng như chữa bệnh hen suyễn và hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Tác giả: Mộc
-
Mai Phương tâm sự về giai đoạn khủng hoảng khi điều trị ung thư và những cảnh báo ai cũng cần biết
-
Đau "vùng kín" khi quan hệ, bác sĩ nói do từng bị lạm dụng nhưng sự thật 99% do điều này...
-
Bác sĩ phụ khoa tiết lộ 5 cách giúp vùng kín phụ nữ không bao giờ viêm nhiễm ngứa ngáy, ai cũng cần nhớ
-
Sau 4 năm, cuộc sống của cặp đôi "chồng xấu- vợ xinh" giờ ra sao?
-
Trồng những cây này trong nhà vừa tốt cho phong thủy cả đời lại chẳng lo ung thư