Câu trả lời nhanh chóng được tìm ra là do hầu hết các loại bún hiện nay đều được người bán một số hóa chất không rõ nguồn gốc. Hậu quả là người ăn sẽ có nguy cơ đối diện với các cơn đau do viêm loét, thủng dạ dày.
Điển hình như trường hợp của bé Nguyễn Châu A 3 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội thường đau bụng, buồn nôn được bố mẹ cho đi kiểm tra tiêu hoá và khi nội soi lúc 3h chiều thì sợi bún bé ăn từ sáng vẫn còn nguyên.
Mẹ của cháu cho biết, bữa sáng cháu thường được bà nội đưa ra ngoài hàng ăn sáng bằng bún hoặc phở cùng với bà rồi đi học. Sáng nay, chị cho bé ăn bún như mọi khi và đến khi nhìn những hình ảnh bún còn trong bụng con chị cũng hoảng hốt.
Tương tự, ngày càng có nhiều cháu bé cũng được chẩn đoán viêm loét, thủng dạ dày mà khi hỏi ra các cháu thường được người nhà cho ăn sáng bằng bún.
Nguy cơ thủng dạ dày, ung thư cao do ăn bún có chứa chất huỳnh quang
Qua đây chúng ta có thể thấy, dù công nghệ làm bún có chuẩn đến đâu, đây vẫn không phải là thực phẩm không được khuyến khích sử dụng.
Bởi lẽ hiện nay, vì lợi nhuận mà những người làm bún hay cho những hóa chất tẩy trắng, tạo ra những nguy cơ khôn lường cho người ăn.
Các chất phụ gia được sử dụng trong bún có thể nhiều loại. Điển hình là chất huỳnh quang có tên Tinopal, thường được người làm bún dùng với mục đích cho sợi bún sáng, trong, nhìn ngon hơn.
Tinopal là chất không được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Ảnh hưởng đầu tiên của chất Tinopal đối với sức khỏe con người là tác động đến hệ tiêu hóa, niêm mạc ruột gây nên tình trạng chậm tiêu, viêm loét ruột, thủng dạ dày.
Bên cạnh đó, loại chất này có thể gây nhiều nguy hại đến gan, thận, hệ thần kinh và thậm chí là gây nên tình trạng biến đổi gen, tăng nguy cơ bị ung thư.
Cách phân biệt bún sạch với bún nhiễm hóa chất
Để phân biệt được bún sạch, an toàn và bún độc hại, người tiêu dùng nên dựa vào màu sắc, hương vị và độ bền của sợi bún. “Bằng cảm quan, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết được bún sạch và bún có chứa hàn the, chất tẩy rửa”, bác sĩ Thúy Hà cho biết.
Bún sạch, bún an toàn
Theo bác sĩ Thúy Hà, những sợi bún sạch sẽ hơi nát, có màu trắng đục hoặc tối màu và dễ đứt gãy. Ngoài ra, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Đặc biệt, mùi của bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ nồng lên hương thơm của bột gạo. Bún sạch để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.
Bún độc hại
Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng mẩy, dai, khó đứt gãy. Chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo. “Nhai bún nhiễm hóa chất trong miệng không hề kích thích tuyến bọt tiết ra mùi vị. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Những sợi bún đó, sẽ chuyển sang màu xanh và khô cứng”, bác sĩ Thúy Hà chỉ cách nhận biết bún độc hại.