Nhiều người bị khô môi khi thời tiết hanh khô nhưng có những người khô môi quanh năm. Nếu môi bạn thường xuyên bị khô hoặc khô một cách bỏng rát thì hãy kiểm tra ngay liệu bạn có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không.
Môi khô quanh năm chứng tỏ bạn đang thiếu nghiêm trọng các dinh dưỡng sau
Nước: Nước trong cơ thể rất quan trọng để cung cấp độ ẩm cho da và môi. Do đó thiếu nước sẽ dẫn tới môi khô cũng như da khô. Bởi vậy hãy xem lại chế độ uống nước của bạn đã đủ chưa. Người lớn cần ít nhất 2 lit nước mỗi ngày. Khi cơ thể thiếu nước thì không cấp đủ độ ẩm cho vùng da dẫn đến tình trạng khô da khô môi.
Vitamin B2: Môi thường hay khô có thể do bạn đang thiếu Vitamin B2 . B2 là một loại vitamin thiết yếu giúp duy trì sức khỏe của móng tay, da và môi của bạn. Khi cơ thể không được cấp đủ vitamin B2 sẽ dẫn đến tình trạng ngứa, khô môi và có thể làm nứt nẻ môi. Trung bình mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 1,7mg vitamin B2 cho cơ thể.
Vitamin B3: Vitamin B3 cũng là vitamin thiết yếu cho môi. Thiếu B3 khiến môi khô bong tróc nhiều và còn kèm theo tình trạng viêm lưỡi, sưng nướu và lở miệng. Ngoài ra, vitamin B3 có chức năng làm giảm mức cholesterol cao trong cơ thể, điều trị rối loạn hệ hô hấp và mạch máu, hỗ trợ trong quá trình lưu thông máu và hoạt động não bộ được bình thường và tăng cường trí nhớ.
Vitamin B6: Vitamin B6 cũng rất quan trọng với da và môi. Khi thiếu B6 thì ngoài khô môi bạn còn nứt ở mép và hay bị viêm da. Vitamin B6 có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt và rau lá xanh.
Thiếu sắt: Thiếu sắt cũng cảnh báo tình trạng thiếu máu thông qua tín hiệu là khô môi. Nếu da bạn hay tái xanh nhợt nhạt mệt mỏi thì nguy cơ thiếu sắt rất cao. Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu và khiến bạn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Thiếu kẽm: Kẽm là một trong những khoáng chất bổ sung quan trọng nhất giúp giữ cho đôi môi luôn căng mọng. Hơn nữa, kẽm còn rất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giấc ngủ ngon. Nếu bạn có thêm dấu hiệu tóc rụng khô, khó ngủ thì nguy cơ thiếu kẽm rất cao. Thực phẩm giàu kẽm thường là thịt và cá đến các loại đậu.
Làm sao để trị môi khô
- Đầu tiên là bạn cần phải bổ sung thêm các dinh dưỡng thiếu hụt và nước uống để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Để tăng cường vitamin cho cơ thể, bạn nên chú trọng tới các thực phẩm tự nhiên như rau củ quả, thịt cá. Tình trạng thiếu dinh dưỡng lâu dài không chỉ gây khô môi mà sau đó là những hệ lụy nguy hiểm đặc biệt thiếu sắt kẽm liên quan tới sinh sản và hoạt động của trí não. Thiếu các vitamin nhóm B sẽ gây ra tình trạng đau mỏi và đau dây thần kinh.
- Sử dụng dầu dừa, mật ong: Massage môi bằng dầu dừa hoặc mật ong vừa cung cấp độ ẩm cho môi vừa tăng thêm dinh dưỡng cho môi. Trong mật ong chứa rất nhiều dưỡng chất có tác dụng dưỡng ẩm và tiêu diệt các loại vi khuẩn trên môi. Dầu dừa nấu rất dễ, bạn nên tự nấu dầu dừa dùng tại nhà.
- Đắp mặt nạ dưa chuột cho đôi môi: Dưa chuột giúp cung cấp thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho làn môi trở nên mịn màng hơn. Bạn có thể ăn và đắp dưa chuột lên môi và chà xát nhẹ nhàng để môi ẩm hơn
- Sữa tươi: Massage bằng sữa tươi hoặc sữa chua cũng là cách tốt để cấp ẩm cho môi.
- Tẩy da chết cho môi: Bạn nên tẩy da chết hàng tuần cho môi hoặc khi chúng bị bong tróc để giúp môi mềm hơn. Khi môi bị nứt nẻ tránh tình trạng dùng tay dứt da môi sẽ làm chảy máu nhiễm trùng.
- Dùng khoai tây nghiền: Khoai tây hấp chín và nghiền nhuyễn đắp môi cũng là một cách để giúp cho làn môi của bạn mềm mịn hơn.
-Dùng mỡ gà: Mỡ gà là một loại chất béo cực tốt giúp cho đôi môi mềm. Bạn hấp hoặc rán mỡ gà để trong lọ thủy tinh dùng dần. Thoa mỡ gà và massage giúp đôi môi mềm hơn nhiều.
- Dùng kem dưỡng môi và sáp nẻ: Sử dụng kem dưỡng môi và sáp nẻ sẽ giúp loại bỏ tình trạng khô môi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng môi và sáp nẻ, nên cần cân nhắc kỹ để lựa chọn loại sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của mình.
Tác giả: An Nhiên
-
Cá biển hay cá nước ngọt tốt hơn? Nhiều người còn chưa biết điều này
-
Loại quả chua ngọt là ‘thần dược’ của sức khoẻ: Giúp hạ đường huyết, tốt cho xương
-
Miếng thịt ánh lên màu cầu vồng có phải là thịt nhiễm bẩn, kém chất lượng?
-
6 loại rau rừng ngon và phổ biến nhất, lại tốt cho sức khỏe
-
Chuyên gia khuyến cáo thời điểm "vàng" uống nước đậu đen giúp công dụng tăng gấp đôi