Muốn trẻ không bị chân vòng kiềng, bố mẹ tuyệt đối không làm những việc sau

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ, trong đó có một tỉ lệ nhỏ là do bẩm sinh, còn phần lớn là do các yếu tố bên ngoài tác động đặc biệt là sự thiếu quan tâm hiểu biết của bố mẹ.

Tình trạng chân vòng kiềng không hiếm gặp ở trẻ, mặc dù không tác động xấu đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, đặc biệt là với các bé gái. Nhiều người quan niệm rằng trẻ sơ sinh không nắn chân thì dễ bị vòng kiềng. Tuy nhiên, phần lớn trẻ sơ sinh khi mới ra đời chân đều không thẳng, lớn lên chân con sẽ cứng cáp và dần thẳng hơn. Theo các chuyên gia, việc nắn chân cho trẻ cần thực hiện đúng cách và đúng kỹ thuật, bởi trẻ sơ sinh chân còn rất mềm, nếu dùng lực mạnh có thể gây chấn thương hoặc biến dạng.

Những việc bố mẹ hạn chế các vấn đề sau để phòng ngừa chân trẻ bị vòng kiềng

-Cho trẻ tập đứng và đi quá sớm. Việc làm này hoàn toàn sai lầm. Bởi việc chân trẻ phải chịu trong lực lớn trong quá trình đứng, đi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xương chân.

- Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con. Việc bố mẹ không chú trong bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị chân vòng kiềng. Khi các dưỡng chất cần thiết cho xương phát triển bị thiếu hụt đi sẽ làm xương yếu hơn, khó chống đỡ được cơ thể bé và khiến xương chân con cong lại hình chữ “O”. Đặc biệt là những trẻ thiếu canxi, vitamin D càng có nguy cơ cao hơn.

- Cho trẻ quỳ gối chơi đồ chơi hoặc nằm sấp quá nhiều. Những thói quen này hoàn toàn không tốt cho hệ xương chân đang trong quá trình phát triển của trẻ. Tư thế nằm sấp thường khiến trẻ cảm thấy an toàn hơn nên nhiều trẻ thường thích ngủ như vậy. Nếu mẹ không giúp con thay đổi tư thế ngủ này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Việc nằm sấp khi ngủ không chỉ ảnh hưởng tới hô hấp và hệ tim mạch, mà nó còn tác động xấu đến xương chân của trẻ.

 - Trẻ ngồi tư thế chữ W: Rất nhiều trẻ em có thói quen ngồi ở tư thế chữ W. Sai lầm của mẹ là nghĩ rằng tư thế đó không có vấn đề gì và trẻ sẽ tự thay đổi khi lớn lên. Tuy nhiên, trẻ nhỏ hệ xương còn rất mềm và yếu, khi duy trì tư thế này trong thời gian dài sẽ khiến xương chân của con bị biến dạng và trở thành vòng kiềng. Khi bé lớn hơn, xương cứng và chắc nên rất khó để có thể thẳng được trở lại. Do đó, mẹ nên rèn cho bé bỏ thói quen ngồi ở tư thế chữ W, thay vào đó hãy để bé ngồi trên ghế, hoặc ngồi duỗi chân để không tác động xấu đến xương.

Làm thế nào để đề phòng tình trạng bị chân vòng kiềng ở trẻ?

Hàng ngày, cha mẹ cần chú ý tư thế ngủ và ngồi của con, không khuyến khích con nằm sấp nhiều. Đồng thời tránh việc nắn bóp chân con quá nhiều. Khi con ngủ, cha mẹ nên giúp con lật sang hai bên bởi vì luôn ngủ ở một tư thế cũng không tốt cho con và có khả năng khiến bé bị chân vòng kiềng.

 Không nên cho con tập đi quá sớm, thông thường, trẻ từ 9-10 tháng mới bắt đầu học những bước đi đầu tiên. Việc ép con tập đi sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển xương ở con.

Chọn lựa bỉm, bỉm quần không phù hợp với trẻ cũng dễ gây nên chân vòng kiềng. Nếu bố mẹ chọn kích thước tã bỉm quá lớn, chân trẻ sẽ bị dang rộng ra. Vì thế, nên lựa chọn kích cỡ bỉm thật vừa vặn, không đóng bỉm quá lỏng hay quá chật làm ảnh hưởng tới bước đi của con.

 Trung bình trẻ tè được 3 lần thì cha mẹ nên thay bỉm/ tã cho con.

 Thay đổi bỉm phù hợp với sự phát triển của trẻ, ví dụ khi trẻ nhỏ thì dùng bỉm nhỏ, trẻ lớn dần thì thay cỡ lớn hơn.

  Chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ.

Tác giả: Ho Thi Nhuy