Từ 1/1/2022, tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 108/2021/NĐ-CP về việc điều chỉnh tiền lương hưu, trợ cấp xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng được hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội trợ cấp hàng tháng trước ngày 1/1/2022.
- Điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu của tháng 12/2021 cho các nhớm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 108/2021.
- Điều chỉnh tăng thêm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 108/2021, cụ thể như sau:
+ Tăng thêm 200.000 đồng/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống;
+ Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.
Không cải cách tiên tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15, lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; đồng thời ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
Trước đó, tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 23/2021, Quốc hội yêu cầu tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022 theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW.
Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, đời sống kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nên việc cải cách tiền lương bị lùi lại và sẽ thực hiện ở một thời điểm thích hợp hơn.
Do đó, lương cán bộ, công chức, viên chức vẫn giữ nguyên như hiện tại.
Lương cán bộ, công chức, viên chức = Hệ số x Mức lương cơ sở + các khoản phụ cấp - các khoản đóng BHXH, khác (nếu có).
Dự kiến không tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên trong 2 năm 2020 và 2021, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức không có gì thay đổi mà vẫn áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2019 theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Mức lương này dùng làm căn cứ:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Với tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện nay, các chuyên gia dự đoán mức lương cơ sở cũng sẽ giữ nguyên so với năm 2021.
Dự kiến không tăng mức lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng 2022 là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương. Trong đó, mức lương trarcho người lao động làm việc ở điều kiện bình thường, đảm bảo đủ thời gian làm việc bình thương trong tháng và hoàn thành định mực lao động hoặc công việc đã được thỏa thuận phải đảm bảm các điều kiện sau:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chuyên gia dự báo mức lương tối thiểu vùng sẽ giữ nguyên như năm 2021.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Bí thư Hà Nội: ‘Chủ động xây dựng phương án ứng phó 3.000 ca/ngày’
-
Những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2022
-
Bộ Y tế ra thông báo khẩn: Người dân không tự ý vào viện sau khi test nhanh dương tính
-
Một quận trung tâm Hà Nội dừng bán hàng ăn tại chỗ, khuyến cáo dân hạn chế ra đường
-
4 cách đơn giản giúp bạn kiểm tra thẻ CCCD gắn chip của mình đã làm xong chưa