Trước khi chế biến món ăn, chúng ta thường nhặt rửa rồi ngâm rau trong dung dịch nước muối pha loãng nhằm loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc hóa chất còn tồn dư nếu có. Ngoài ra, nhiều người cẩn thận, trước khi ngâm sẽ rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy để có thể loại bỏ bụi bẩn, trứng ký sinh trùng, hóa chất còn tồn dư trong quá trình gieo trồng hoặc bảo quản. Theo bác sĩ dinh dưỡng, cả hai cách ngâm rau trong nước muối và rửa dưới vòi nước đều không đúng hoặc không còn phù hợp với việc loại trừ hóa chất, tạp chất cũng như ký sinh trùng hiện nay.
1. Ngâm rau với dung dịch nước muối loãng
Trường hợp rau nhiễm hóa chất, việc ngâm nước muối cũng không có tác dụng làm giảm sự thôi nhiễm hoặc loại bỏ hóa chất. Nguy hiểm hơn, thói quen ngâm nước muối còn có tác dụng ngược với sức khỏe, nhất là người hay ngâm rau sống với nước muối. Bởi vì khi ngâm rau với nước muối khiến muối thẩm thấu vào trong rau, khi nấu cho thêm muối, rau ăn sống lại chấm mặn khiến cho lượng muối vào cơ thể quá nhiều. Điều này không tốt cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp. Chính vì vậy tuyệt đối không nên ngâm rau bằng nước muối.
2. Rửa rau dưới vòi nước chảy
Điều này đúng trong hoàn cảnh khoảng 20-30 năm về trước, còn thời điểm hiện tại không còn phù hợp. Bởi do trước đây khi trồng và chăm sóc rau, người nông dân dùng nhiều phân chuồng, phân tươi để bón cho rau nên nguy cơ nhiễm giun sán rất cao. Hiện nay vấn đề vệ sinh đa số đã được khép kín. Việc trồng rau cũng áp dụng công nghệ tiên tiến không còn dùng phân tươi mà đa phần dùng phân hoá học, hoặc phân sinh học. Trong quá trình trồng, chăm sóc nông dân dùng nhiều hóa chất nên sâu bọ, đặc biệt giun sán không nhiều như ngày xưa. Vì vậy, việc rửa rau dưới vòi nước nhiều lần như khuyến cáo trước đây không còn phù hợp, lãng phí nguồn nước.
3. Cách rửa rau hạn chế tối đa hóa chất
Theo chuyên gia dinh dưỡng, cách rửa rau hạn chế tối đa hoá chất là chúng ta nên thực hiện ngâm rau trước khi nấu bằng nước sạch. Trước khi nấu khoảng 1-2 giờ, người nội trợ nên loại bỏ đất cát nếu có, rửa sạch rồi cho rau vào chậu đầy nước để ngâm trước. Quá trình ngâm đó nếu rau có hóa chất tồn dư sẽ hoà tan vào nước và sẽ hạn chế được khi chúng ta ăn vào. Nếu có thời gian thì sau khoảng nửa tiếng thay nước một lần. Đặc biệt lưu ý khi ngâm rau là không được thái, cắt nhỏ rau củ vì như vậy sẽ không bị hao hụt, mất chất dinh dưỡng trong rau củ quả.
Nước ngâm rau chỉ cần là nước sạch, không cần thêm bất kỳ chất, dung dịch gì khác. Trước khi nấu, vớt rau củ và rửa lại với nước sạch. Sau khi rửa rau xong, lúc đó mới thái hoặc cắt nhỏ tuỳ thuộc vào món ăn bạn chế biến. Việc ngâm rau trong thời gian một vài tiếng mới có tác dụng làm thôi nhiễm bớt tồn dư hóa chất nếu có, còn rửa rau nhanh chỉ là loại bỏ tạp chất bám trên rau. Khi nấu chín ở nhiệt độ cao, giun sán hay kí sinh trùng sẽ bị tiêu diệt, nên không nhất thiết phải rửa ray dưới vòi nước chảy mạnh.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Loại rau chỉ vài nghìn/mớ lại là thuốc bổ máu, dưỡng tim, trị mất ngủ cực tốt: Nhiều người không biết mà ăn
-
Uống 3 loại nước ép này buổi sáng giúp da trắng bật tông, mỡ bụng được đánh tan nhanh chóng
-
7 loại rau củ chợ nào cũng bán giúp dưỡng da trẻ đẹp từ bên trong
-
Loại rau tốt cho dạ dày, giúp làm đẹp da đem chiên với trứng vừa ngon vừa bổ
-
3 loại rau giúp nàng có làn da sáng bóng như gương mà chẳng tốn tiền mỹ phẩm