Người có năng lực xuất chúng sẽ có 2 điểm này, tương lai tươi sáng, sự nghiệp lên như diều gặp gió

( PHUNUTODAY ) - Bạn có thấy những người thành công về cơ bản là những người ham học hỏi. Họ sẽ không bao giờ ngừng học tập và lúc nào cũng cập nhật kiến thức của mình trong thực tế.

Có nhiều người không có năng lực gì nhưng lại cứ thích thể hiện bản thân mình, hơn nữa còn có thể khiến người xung quanh sửng sốt, khiến người ta tưởng đối phương là người cực kỳ tài năng.

Những người như thế rất nhiều, thậm chí họ còn ngụy trang rất giỏi, khiến người ta chẳng thể nhận ra. Thế thì chúng ta cần làm gì để đánh giá một người có năng lực hay chỉ giả vờ?

Các nhà tâm lý học cho rằng tính cách của một người thường bước vào giai đoạn hình thành trước 3 tuổi. Khoảng 6 tuổi, nhân cách cốt lõi của một người về cơ bản cũng được hình thành. Trừ khi có những bước ngoặt lớn trong tương lai, nếu không sẽ không có thay đổi lớn.

Thế nên muốn biết một người có năng lực tốt, tài giỏi hay không chỉ cần nhìn vào 2 thói quen này.

Thứ nhất là thói quen học hỏi

Bạn có thấy những người thành công về cơ bản là những người ham học hỏi. Họ sẽ không bao giờ ngừng học tập và lúc nào cũng cập nhật kiến thức của mình trong thực tế.

Thông thường thì mọi người đều chọn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc như chơi game, ăn uống. Nếu công việc không bắt buộc thì họ sẽ chẳng bao giờ học hỏi thêm kiến thức. Trong thời đại phát triển nhanh chóng, ngay cả sự tập trung và trí nhớ đều giảm sút đáng kể.

Động cơ học tập là gì? Khi không còn áp lực, chỉ có một lý do để một người không cần học tập vẫn duy trì thói quen học tập, đó chính là sự tò mò. Đây chính là yếu tố trực tiếp khơi dậy lòng ham học hỏi của con người.

Khi một người không ngừng học hỏi, họ sẽ không ngừng tiến bộ, họ sẽ biết nhiều hơn về thế giới, kiến thức này sẽ giúp họ sống tốt hơn trong tương lai. Học là vận dụng, rút ra suy luận, quan trọng hơn là vận dụng vào cuộc sống.

Bạn có thể bắt đầu học những điều đơn giản để phát triển thói quen hành vi của mình.

Thói quen thứ hai là tự đánh giá bản thân

Thích lắng nghe những điều tốt đẹp là một trong những điểm yếu của bản chất con người. Các nhà tâm lý học cho rằng bản chất con người vốn có tính tự ái. Con người lúc nào thích nghe lời tốt, dù biết lời tốt nhiều trường hợp không đúng, nhưng họ không sẵn lòng thừa nhận vấn đề của bản thân mình.

Vẫn có những người thích lắng nghe những góp ý về mình, nhìn những khuyết điểm, điểm không tốt ở bản thân để sửa sai. So với được khen thì ưu tiên thể diện, họ quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của bản thân.

Những người có năng lực sẽ chú ý đến lời khuyên của người khác. Để thành công thì chúng ta phải nhìn lại bản thân một cách chuẩn xác. Một người nếu không biết phản tỉnh thì vĩnh viễn cũng chỉ dậm chân tại chỗ, có thể đã có địa vị và thực lực nhất định, nhưng chỉ có giới hạn ở mức này, tiến lên một bước cũng không được.

Thế nên chúng ta cần học cách suy ngẫm về bản thân mình, buông bỏ sĩ diện và cảm xúc, nhìn nận những góp ý và phê bình của những người khác một cách lý trí. Đồng thời, bạn cũng có thể tìm thấy những tấm gương xuất sắc bên ngoài để làm mục tiêu cho mình.

Tác giả: Truy Nguyệt