Người đàn ông nhiễm khuẩn chết người từ điều hòa, suy hô hấp: Chuyên gia nói "điều hòa không bảo dưỡng bẩn hơn WC"

( PHUNUTODAY ) - Chỉ vì lười vệ sinh điều hòa mà cuối cùng người đàn ông rơi vào tình trạng nguy kịch...

Người đàn ông nhiễm khuẩn chết người từ điều hòa, suy hô hấp

Anh Xie (Trường Sa, Trung Quốc) rất sợ nóng nên thường xuyên sử dụng điều hòa. Tuy nhiên chỉ có 1 điều là điều hòa của anh hiếm khi được bảo dưỡng, vệ sinh.

Vào một ngày nọ, anh Xie bắt đầu bị sốt, thân nhiệt lên tới mức 0,2 độ C. Lúc này, gia đình vội vàng đưa anh tới bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ sau khi khám xong đã thông báo rằng anh bị sốt mãi không hạ là do bị viêm phổi cấp do vi khuẩn legionella gây ra.

Đây là một dạng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp nặng với biểu hiện sốt cao đột ngột, ho, đau ngực, tiêu chảy, li bì, mê sảng... Tỷ lệ tử vong của bệnh này rơi vào khoảng 1- 20%.

Theo thống kê, có 1/3 số người mắc bệnh sẽ bị đau ngực, trường hợp nặng sẽ khó thở dần dần, dẫn tới suy hô hấp và suy thận.

Vi khuẩn legionella hay gặp ở những chiếc điều hòa không khí không được vệ sinh sạch sẽ, hoặc tại kho chứa nước, vòi hoa sen, bể chứa nước và nhiều nơi bị đọng nước khác. Rõ ràng, trong trường hợp của anh Xie, chỉ vì lười vệ sinh điều hòa mà cuối cùng rơi vào tình trạng nguy kịch, chưa biết kết quả cấp cứu thế nào.

Điều hòa nếu không được vệ sinh thường xuyên còn bẩn hơn nhà vệ sinh

Điều hòa nhiệt độ thường được các chuyên gia khuyên nên vệ sinh vài tháng một lần. Nhưng rất nhiều người sau cả năm sử dụng cũng không hề muốn mở thiết bị ra để kiểm tra lưới lọc bởi họ cho rằng thiết bị vẫn hoạt động ổn định, gió mát và làm lạnh nhanh. Tuy nhiên trên thực tế, sau một thời gian dài không sử dụng, nhất là qua mùa đông ở các nước khu vực nhiệt đới, bụi bặm trong điều hòa rất dễ tích lũy một lớp dày. Và nếu hai tới ba năm không được bảo dưỡng, thiết bị làm mát không khí này thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh.

Điều này bắt nguồn từ nguyên tắc hoạt động của điều hòa. Thiết bị này liên tục hút không khí trong phòng, đẩy chúng thông qua bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát rồi tiếp tục qua bộ lọc để thổi ra ngoài. Vòng tuần hoàn này liên tục lặp lại trong quá trình hoạt động.

Dù nhìn bằng mắt thường có vẻ sạch sẽ, không khí trong phòng luôn tồn tại một lượng lớn bụi bặm, các loại sợi lông nhỏ từ quần áo và đồ gia dụng. Môi trường ấm, ẩm trong nhà cũng là nơi tốt để vi khuẩn, nấm mốc và các vi sinh vật khác phát triển. Nếu không sử dụng điều hòa, chúng phân bổ khắp nơi, trong các ngóc ngách và đôi khi người dùng không có cơ hội tiếp xúc. Nhưng với cơ chế hút, thổi tuần hoàn của điều hòa, các chất ô nhiễm từ bụi, vi khuẩn, virus, các chất gây dị ứng, nấm mốc... được tập trung lại một vị trí tại lưới lọc sau đó có thể được thổi ra cùng nhau. Nếu hít vào cơ thể, chúng có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.

Theo các chuyên gia và cả nhà sản xuất, điều hòa không khí nên được "tổng vệ sinh" mỗi năm một lần, trước mùa nóng. Việc này cần được thực hiện bởi các nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm và tay nghề, bởi các bộ phận cần kiểm tra khá phức tạp bao gồm cả cục nóng, đường ống, máy nén và bình ga. Còn trong quá trình sử dụng, hai tuần một lần, người dùng nên tự tháo lưới lọc ra để vệ sinh bằng nước sạch.

Tác giả: Vũ Ngọc