Dầu ăn trữ quá lâu
Nhiều người thường có thói quen mua những can dầu to về dùng để tiết kiệm và được lâu, đỡ phải mua lặt vặt.
Tuy nhiên những chai dầu ăn to thì đồng nghĩa với việc thời gian sử dụng dài. Khi ấy, nắp chai, miệng chai có thể dính bụi bẩn và vi khuẩn rồi sinh nấm mốc, nhất là vào những đợt nồm ẩm.
Một số loại dầu được ép trực tiếp từ lạc, hướng dương, bí ngô... thường dễ mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Dầu ăn sản sinh độc tố aflatoxin cực hại cho sức khỏe.
Ngô
Bạn có biết, trong ngô bị mốc có hàm lượng aflatoxin cao. Nó không thể được loại bỏ khi chúng ta chỉ cắt bỏ phần mốc đi. Vì thế, nếu thấy ngô mốc bạn cần phải bỏ hoàn toàn.
Trường hợp bạn dùng làm thức ăn cho động vật thì vật nuôi cũng có thể tích lũy độc tố trong cơ thể và nhiễm bệnh. Khi ấy, con người ăn thịt của chúng cũng giống như gián tiếp dùng thực phẩm mốc.
Hành, tỏi mốc
Nhiều bà nội trợ thường mua rất nhiều hành, tỏi để dự trữ vì không muốn mất công mua nhiều.
Nhưng hành tỏi thường hay bị mốc đen, nấm nếu để trong môi trường có độ ẩm cao.
Ăn phải loại hành, tỏi mốc này rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là bệnh về gan.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ là thực phẩm có chứa rất nhiều protein và cellulose. Bản thân nó không có độc tố. Tuy nhiên nếu chúng ta bảo quản nó ở điều kiện không thích hợp, trong khoảng thời gian dài thì bề mặt mộc nhĩ sẽ sinh ra các độc tố sinh học. Từ đó sản sinh ra vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm gây ngộ độc, ung thư.
Khoai tây
Khoai tây được tích trữ rất nhiều trong các gia đình vì nó dễ ăn, ngon miệng. Thế nhưng nếu không được bảo quản đúng cách thì chúng dễ sản sinh ra nấm mốc cùng độc tố aflatoxin.
Nếu bạn ăn ít thì sẽ bị ngộ độc còn ăn nhiều, trong thời gian dài thì có thể bị bệnh gan.
Do đó, nếu bạn thấy khoai tây bị mốc, bị xanh thì hãy vứt luôn đi chứ đừng có tiếc của mà cắt bỏ phần mốc, phần xanh rồi nấu phần còn lại. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn bao nhiêu mua bấy nhiêu, không tích trữ quá nhiều một lúc. Nên để khoai ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh trường hợp nó bị hư hỏng.
Ngoài ra, khoai tây mà tích lâu rất dễ mọc mầm, không may ăn phải sẽ vô cùng độc hại.
Gạo
Gạo khi trữ lâu sẽ bị mốc và cực kì dễ sản sinh ra aflatoxin. Nhiều gia đình nghĩ loại gạo đó ăn được bình thường sau khi chúng ta nấu chín. Thế nhưng, trên thực tế thì aflatoxin vẫn có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ cao.
Do đó, nếu bạn ăn phải thì rất dễ gây ngộ độc, về lâu dài còn có thể gây ung thư, rất nguy hiểm.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Phụ nữ sau tuổi 40t dù thèm cũng 'nhịn miệng' 6 thứ: Cơ thể không thải độc được, người tích đầy bệnh
-
7 loại thực phẩm dưỡng huyết sinh khí, ngăn ngừa bệnh phụ khoa, phụ nữ thông minh rất thích ăn
-
4 thực phẩm tuyệt đối không nên dùng trước khi tập thể dục, ai cũng nên biết
-
7 thực phẩm rẻ tiền đào thải độc tố khỏi cơ thể: Ăn nhiều gan thận khỏe re, tăng cường đề kháng
-
Bệnh nhân nCoV ở Mỹ nhận hóa đơn viện phí 22 tỉ đồng: Tôi chưa khỏi hẳn, phải chống gậy để đi