Theo Khoản 5 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng.
Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thi thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH. Do đó, khi về già người lao động vẫn được hưởng lương hưu nếu thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định.
Căn cứ Điểm a Khoản 2 điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp lao động nam nghỉ hưu từ năm 2021 đóng BHXH đủ 19 năm, từ năm 2022 trở đi đóng BHXH đủ 20 năm thì mức lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Sau đó, cứ thêm một năm đóng BHXH thì tăng thêm 2% tiền lương nhưng mức tối đa là 75%.
Điểm b Khoản 2 điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, trường hợp lao động nữ nghỉ hưu đóng BHXH đủ 15 năm thì mức lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Sau đó, cứ thêm một năm đóng BHXH thì tăng thêm 2% tiền lương nhưng mức tối đa là 75%.
Căn cứ điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Cô dâu gia thế khủng ở Sóc Trăng: Nhận hồi môn 10 tỷ, ô tô BMW
-
Cập nhật lịch học của học sinh 63 tỉnh thành trên cả nước từ 14/3
-
Thầy Park "gạch tên" Tấn Trường, đưa Quang Hải vào nhóm cầu thủ bị loại
-
Hướng dẫn cách kiểm tra số định danh cá nhân ngay tại nhà
-
Hướng dẫn các bước tự khai báo, xác nhận F0 trực tuyến