Phổi
Phổi là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng nhất của cơ thể. Y học phương Đông qua niệm rằng "tim là vua, phổi là tướng". Do đó, trong số các cơ quan nội tạng quan trọng, phổi chỉ xếp sau tim.
Phổi bị "bẩn" (bị bệnh, xuất hiện các vệt đen trên phổi) sẽ làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến các nội tạng khác, thậm chí đe dọa tính mạng.
Khi phổi gặp vấn đề, bạn có thể đối mặt với các biểu hiện như tức ngực, khó thở, ho khan, ho khạc ra đờm đen hoặc kèm máu, da sần sùi, xỉn màu...
Để bảo vệ phổi, hãy bỏ thói quen hút thuốc lá. Thuốc lá chứa một lượng lớn các chất độc hại, khiến các tế bào phổi bị hỏng và gây ra bệnh phổi. Người hút thuốc không chỉ làm hỏng phổi của mình mà còn gây ảnh hưởng tới người khác. Người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc của người khác) cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi.
Thường xuyên tập thể dục, điều chỉnh nhịp thở cũng là một cách tốt để tăng cường hoạt động của phổi, giúp cải thiện dung tích phổi.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các thực phẩm như nấm trắng, củ cải trắng... để dưỡng ẩm cho phổi, giảm ho, tiêu đờm, giải nhiệt.
Đường ruột
Đường ruột chịu trách nhiệm tiêu hóa thực phẩm và cung cấp dinh dưỡng để sản xuất năng lượng cho cơ thể.
Hầu hết các chất thải và chất độc do cơ thể chuyển hóa đều được đào thải ra ngoài thông qua ruột non. Do đó, khi ruột non gặp vấn đề, độc tố và chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể, lâu dần đe dọa đến sức khỏe.
Dấu hiệu ruột non bị "bẩn": giảm tần suất đại tiện, thường xuyên bị táo bón, phân có mùi lạ...
Trong chế độ ăn hàng ngày, chúng ta nên tăng cường các loại ngủ cốc nguyên hạt, rau xanh để bổ sung chất xơ, tăng cường nhu động ruột, giúp thông ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Tập thể dục đều đặn cũng là cách tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy chức năng giải độc của đường ruột.
Mạch máu
Mạch máu bị "bẩn" (chứa nhiều chất béo) sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu, dễ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, nguy hiểm đến tính mạng.
Mạch máu bị "bẩn" có thể dẫn tới hình thành nhiều loại bệnh mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Khi thấy các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, chóng mặt, nhìn mờ từng cơn, đau khớp... thì bạn không nên chủ quan.
Để bảo vệ mạch máu, hãy làm quen với chế độ ăn nhạt, giảm lượng muối trong đồ ăn; ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt; giảm lượng thịt đỏ, ngủ cốc chế biến và các thức ăn có nhiều axit uric, purin.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Người sống thọ thường có đặc điểm: 1 nhanh, 2 nhỏ, 3 lớn
-
Khoa học chứng minh phụ nữ uống cà phê sẽ có ít mỡ thừa, gan khỏe và sống thọ hơn người không uống
-
Phụ nữ nhớ ‘3 ấm’, đàn ông nhớ ‘3 lạnh’, làm được thì cơ thể khỏe mạnh, sống thọ
-
Người sống lâu trên 80 tuổi thường có 4 đặc điểm chung khi uống nước, bạn có bao nhiêu?
-
6 đặc điểm chung thường thấy ở người phụ nữ “trẻ mãi không già”, ngời ngời khí chất: Muốn xinh đẹp cần bí quyết