Không so đo 3 việc
1. Không so đo tiền tài
Khi còn trẻ, chúng ta có thể cho rằng: “Có tiền là có tất cả”. Khi đến tuổi trung niên, chúng ta đều nên hiểu rằng tiền bạc không thể mua được tình yêu, sức khỏe và hạnh phúc thực sự.
Tiền tài là vật ngoại thân, biết đủ dùng là được, không cần phải so sánh thiệt hơn.
Mỗi người đều có hoàn cảnh, cuộc sống và phúc phận riêng. Có được bao nhiêu tiền tài thì nên trân quý bấy nhiêu, tốt nhất không nên so đo. Sống ở đời, hạnh phúc bình an là được.
2. Không so đo con cái với “con nhà người ta”
Lý do khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi một nửa là do sinh tồn và một nửa là do “so đo, tính toán”.
Ở đời, không bao giờ có một khuôn mẫu và tiêu chuẩn nhất định cho hạnh phúc, đừng áp đặt định nghĩa thành công của bạn cho con cái.
Như người xưa có câu: “Con cháu tự có phúc của con cháu”, cuộc sống của con cái hãy để nó tự quyết định.
Không so bì con cái xuất sắc hay xuất chúng, khỏe mạnh bình an là tốt rồi.
3. Không so đo hôn nhân
Tục ngữ có câu nói rất hay: “Đôi giày của mình, chỉ có đôi chân của mình mới biết đi có vừa và thoải mái hay không?”.
So sánh bản thân là điều tồi tệ nhất trong hôn nhân, nếu so sánh cuộc hôn nhân của mình với người khác, bạn sẽ chỉ tự chuốc lấy thêm rắc rối và phiền não cho mình mà thôi.
Không cần so đo kích thước ngôi nhà to hay nhỏ, trong tâm cảm thấy vui vẻ, an nhiên là được.
Không tranh đấu 3 điều
1. Không tranh dài hay ngắn
Khi bạn nhìn thấy vinh quang của người khác, bạn cũng phải nhận thức được những nỗ lực âm thầm phía sau của họ, và bạn càng cần phải nhận ra đạo lý rằng: Tranh hơn thua cao thấp thật vô vị, điều đó chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn mà thôi.
Muốn đạt được điều gì thì đều cần phải trải quá quá trình nỗ lực và chờ đợi lâu dài, dù thế giới có thay đổi thế nào thì hãy luôn giữ vững mục tiêu và chịu đựng sự cô đơn, lẻ loi nhất thời.
2. Không tranh giành đúng sai
Lập trường khác nhau, cách nhìn và góc độ khác nhau sẽ đưa đến những kết quả không giống nhau.
Người khôn ngoan sẽ âm thầm đặt chuyện đúng sai trong lòng, không nhất thiết việc gì cũng phải phân định rõ ràng, tranh thua cao thấp đúng sai. Họ có thể tránh được những mối muộn phiền lâu dài trong lòng.
3. Không tranh "ánh đèn sân khấu"
Cạnh tranh ánh đèn sân khấu và hô hào thể hiện lợi thế của bạn sẽ gây ra rắc rối và bị cản trở ở khắp mọi nơi.
Làm người cần phải học cách khiêm tốn, không cần thiết việc gì cũng phải thể hiện trước mặt người khác, càng không nên cố tình “tranh” ánh đèn sân khấu của người khác.
Cổ nhân nói: “Kiêu ngạo là ngọn nguồn của tội ác, khiêm tốn là gốc rễ của thiện lương”, người khiêm tốn mới có thể dễ dàng đạt được thành công lâu dài.
Tác giả: Dương Ngọc
-
“Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa” - Ẩn ý sâu xa của lới này là gì?
-
Có 3 kiểu người thân ruột thịt này, không cần xem là thân để đỡ mang họa vào người
-
Người xưa nói: “Không có cuộc đời hoàn hảo, chỉ có tuổi đúng là đẹp nhất” - Theo bạn tuổi nào đẹp nhất?
-
Muốn phúc tự tìm đến, họa đi xa thì phải trừ bỏ được 3 chữ này
-
Người xưa dạy 3 điều để tạo nên một gia đình phúc khí: Thiện lương, cần kiệm và hòa thuận