Nguy hiểm với những bệnh vùng kín ở bé gái

( PHUNUTODAY ) - Một số thói quen không tốt như ngồi xổm, bị kiết lỵ...vô tình mang đến những căn bệnh vùng kín cho các bé gái mà mẹ nên biết. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những biểu hiện, nguyên nhân của các căn bệnh vùng kín của bé.

Do buồng trứng của các bé gái chưa hoạt động, nên đặc điểm cơ quan sinh dục trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản. Cụ thể, vùng kín của các bé rất dễ bị tổn thương bởi thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng như: môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng... Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. 

Vì vậy, âm hộ và âm đạo của một số bé gái thường bị viêm do vi trùng đường ruột, kể cả ký sinh trùng đường ruột.

 Những bé gái hay mắc bệnh vùng kín. Ảnh: news.zing.vn

Nguyên nhân gây nên viêm nhiễm vùng kín của các bé gái

1. Viêm âm hộ do rối loạn sắc tố

Biểu hiện rõ rệt nhất là có sự mất màu hoặc da đổi sang màu hồng, màu ngà voi tại một điểm ở vùng kín. Với hầu hết các bé gái, căn bệnh thường xuất hiện trước 7 tuổi. Khi đến tuổi dạy thì, bệnh có thể được cải thiện, mặc dù thường là quá trình bệnh vẫn tiếp tục. Trẻ mắc bệnh này có thể bị teo mất môi lớn và thu hẹp âm vật cũng như thu hẹp lối vào tiền sảnh của âm đạo. Nguyên nhân của bệnh có thể liên quan với rối loạn tự miễn.

2.Viêm âm hộ vùng da tiết bã

Căn bệnh này có liên quan với sự có mặt của ban hồng, khu trú từng điểm, có thể nằm trong tam giác mu. Xung quanh âm hộ có thể có vết nứt, nhiễm trùng thứ cấp. Nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hay nấm tương đối phổ biến và gây đau, ngứa.

3. Viêm âm đạo do giun kim

 Ảnh minh họa

Giun kim là một bệnh đường ruột mãn tính, không nguy hiểm nhưng làm rối loạn tiêu hóa cho nên trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng và nhiều hệ lụy khác.

Ngoài ra, các mẹ nên biết rằng giun kim là một loại ký sinh trùng đường ruột, có thể mang vi khuẩn vào đáy chậu và gây ra viêm nhiễm thứ phát của âm hộ và âm đạo. Viêm âm hộ và âm đạo phát triển trong khoảng 20% các em gái có có giun kim. Bệnh nhân thường bị ngứa trong khu vực hậu môn.

4. Viêm âm đạo do chứng bệnh kiết lỵ

Nếu bị kiết lỵ sẽ phải rặn nhiều gây sa hậu môn, là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Đối với các bé, vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ rất nguy hiểm.

Đặc biệt, đối với những bé gái, kiết lỵ gây xuất huyết đường tiêu hóa và cũng có lúc gây ra máu ở đường âm đạo nên rất nguy hiểm.

5. Dính môi nhỏ

Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ từ ba tháng đến sáu tuổi và có thể kéo dài đến lúc trẻ dậy thì.Nếu xét về nguyên nhân thì có thể là do suy giảm nồng độ oestrogen trong máu của bé khiến hai môi bé có khả năng dính vào nhau. Hoặc do viêm nhiễm vùng âm hộ như hăm tã, viêm nhiễm vùng âm hộ, do kích ứng bởi xà bông hay sữa tắm tạo điều kiện cho hai môi bé dính nhau.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang