Cảnh báo: cha mẹ không nên chơi trò "tung hứng" con nhỏ

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn có thói quen hay tung hứng, xốc lắc mạnh cho con nhỏ thì hãy từ bỏ ngay vì điều này sẽ gây hậu hạo khôn lường đến sức khỏe, trí tuệ của trẻ.

Những trò chơi tung hứng, hay còn gọi là trò "máy bay" dành được sự yêu thích của nhiều trẻ nhỏ, bởi cảm giác mới lạ khi bé được lơ lửng trên không. Nếu các mẹ hay có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa hoặc xốc lắc mạnh thì cần thay đổi ngay. Vì các động tác quá mạnh đối với trẻ nhỏ có thể gây những hậu quả khôn lường cho sức khỏe và trí tuệ của trẻ.

lac-tre-18310

Nguy hại khôn lường từ trò chơi tung hứng. Ảnh:dantri.com.vn 

Hội chứng trẻ bị rung lắc

Theo nghiên cứu của các chuyên gia của CDCP (Center for Disease Control and Prevention), tần suất tử vong do hội chứng 'trẻ bị lắc" đến khoảng 2.000 trẻ mỗi năm ở Mỹ. Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken baby syndrome - SBS) còn gọi là tổn thương não lạm dụng (abusive head trauma, AHT), là một hội chứng hay gặp, có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu bị tổn thương não nặng.

Hội chứng "rung lắc" gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

images (3)

Hội chứng " rung lắc" - Sai lầm trầm trọng khi chăm sóc trẻ. 

1 Gây tổn thương não bộ của bé

Khi trẻ bị rung lắc mạnh, đặc biệt là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não.

Đối với tình trạng này sẽ làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

2 Chấn thương đốt sống cổ

Đối với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu có khả năng kiểm soát và nâng đỡ phần đầu của mình. Tuy nhiên, những hoạt động như rung lắc, đung đưa hay tung hứng vẫn có thể dẫn đến nguy cơ gãy gập cổ nếu mẹ không đỡ tay đúng vị trí. 

3 Khả năng té ngã từ trên cao

Khi bố mẹ tung bé lên cao hay có trường hợp không bắt kịp, điều này dẫn đến tình trạng trẻ rơi thẳng xuống đất. Tùy độ cao và bề mặt tiếp xúc, các chấn thương có thể xảy ra như: gãy xương, chấn thương sọ não, tụ máu ngoài màng cứng,… Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ tử vong do bố mẹ không đỡ kịp thời. Do đó, các mẹ, các bố nhớ lưu ý không nên chơi trò tung hứng này nhé.

4. Cách phòng tránh trẻ bị lắc

Cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ; không bao giờ bế thốc ngược; không xốc vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa với con; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ. 

Nếu vẫn muốn cho con thử cảm giác “lơ lửng” trên không, bố mẹ có thể nhẹ nhàng bế trẻ đưa lên cao. Lưu ý, tay vẫn giữ trên người trẻ. Tuyệt đối không tung trẻ lên cao để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link