Bệnh rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết hanh nóng khiến làn da trẻ em mỏng manh hơn người lớn nên dễ bị mẩn ngứa. Điều trị và cách phòng chống rôm sảy không quá khó, tuy nhiên nếu để bệnh nặng lên, phát triển thành mụn nhọt thì rất nguy hiểm cho trẻ.Vì vậy , các bà mẹ nên tìm hiểu cách điều trị để cho con mình được khỏe mạnh hơn.
Nguyên nhân, biểu hiện khi trẻ bị rôm sảy
Thời tiết nắng nóng, mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều nhưng không thoát ra hết, các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Bị tắc nghẽn là do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển một cách hoàn chỉnh nên mồ hôi khó có đường thoát ra ngoài gây nên rôm sảy. Còn khi thời tiết mát mẻ hơn, rôm sẽ tự lặn đi không gây hại gì. Có một số trường hợp mụn rôm sảy chuyển biến thành những mụn mủ và nhọt do trẻ ngứa, gãi nhiểu làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn. Nếu không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ sẽ dễ bị viêm da mãn tính( da không có khả năng tiết ra mồ hôi) hoặc viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
Ở trẻ em, rôm sảy thường mọc thành từng đám, xuất hiện chủ yếu ở những vùng da có nhiều mồ hôi như da đầu, lưng, ngực, đôi khi cũng có ở kẽ nách, kẽ háng.
Đối với trường hợp thông thường, trên da của trẻ nhỏ có những mảng sần đỏ thì các bà mẹ nhanh chóng làm thoáng mát phần da này.
Khi có dấu hiệu của nhiễm khuẩn như có rôm to, chứa mủ trắng ở trong, mụn nhọt thì tốt nhất nên cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có chế độ chăm sóc tốt nhất.
Những giải pháp chữa trị rôm sảy ở bé
Hạn chế không cho bé ra nắng từ 10h đến 4 h chiều. Khi bị rôm sảy, trẻ hay có cảm giác khó chịu, vì vậy nên để phòng của trẻ phải thoáng mát, mặc cho trẻ quần áo vải cotton mềm, thoáng. Tắm cho trẻ một ngày một lần để cho da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết rõ ràng. Sau khi tắm, lấy khăn mềm, chất liệu cotton để lau khô nhưng không được chà mạnh lên da của bé.
Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, ăn nhiều trái cây mát như bơ, cam, chanh… và uống nhiều nước. Các bà mẹ nên nấu một số món ngon cho trẻ ăn như bột sắn dây chín, chè đậu đen, chè đậu đãi, nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé. Tuyệt đối không cho trẻ uống đá.
Các bà mẹ có thể dùng một số bài thuốc dân gian để chữa trị cho bé như tắm bằng mướp đắng, chè xanh, lá tía tô, lá kinh giới, cây sài đất,…( lưu ý các loại lá để tắm cho trẻ phải được làm sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn) cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm.
Ngoài những phương pháp dân gian thì hiện nay có thể sử dụng phấn rôm để chữa rôm sảy cho bé. Cách dùng là lấy một phần phấn rôm bôi lên vùng da bị rôm sảy sau khi bé tắm và lau người sạch sẽ. Tuy nhiên, các bà mẹ nên chú ý đến chất lượng của sản phẩm để chọn cho trẻ. Trong trường hợp bệnh rôm sảy ở trẻ quá nặng, không điều trị khỏi, các bà mẹ nên cho con mình đến các cơ sở y tế để điều trị.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!