Nhất định phải nhớ mặt 10 loại cây giải độc này, ai cũng sẽ có lúc cần dùng đến, đặc biệt là số 5

( PHUNUTODAY ) - Đây là những loại cây rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta, vậy nhưng nhiều người lại không hề biết tận dụng nó trong những trường hợp nguy cấp. Hãy cùng xem đó là những loại cây nào nhé!

Rau diếp cá

Theo Đông y diếp cá vị cay, chua, tính hàn; quy vào ba kinh, phế, đại trường, bàng quang.

Tác dụng của cây diếp cá: thanh nhiệt giải độc, tiêu ung thũng, lợi niệu, thanh thấp nhiệt ở đại tràng, bàng quang, thanh can sáng mắt. Dùng điều trị các bệnh phế nhiệt, phế ung, phế có mủ, viêm khí quản, ho ra máu, sốt cao, viêm họng, các trường hợp tiết tả, thoát giang, viêm bàng quang, đau mắt đỏ, nhiều dử, mắt viêm nhiễm. Liều dùng 12-20g khô hoặc 20-40g tươi.

Ổi chữa độc gây tiêu chảy

Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây ỉa chảy.

Cây mua giải độc sắn

Có tên khoa học là Melastoma D. Don, cây mua thường dùng để giải ngộ độc sắn bằng cách lấy 60-100 g lá hoặc rễ sắc uống. Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta còn dùng cây mua lùn để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn: lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

Đậu xanh giải độc mọi trường hợp

Tên khoa học là Vigna radiata (L) Wilezek, đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Để giải độc, lấy 100 g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống, hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống.

Cũng có thể dùng bột đậu xanh khuấy với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

Kim ngân chữa độc lá ngón, nấm độc

Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, cành lá và hoa kim ngân thường được dùng để chữa bệnh và giải độc, bằng cách mỗi ngày dùng 12 g hoa (kim ngân hoa) hay 20 g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống.

Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc. Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.

Sắn dây

Cây sắn dây còn có tên gọi khác là cát căn. Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt, tính bình, đặc biệt tốt trong việc giải nhiệt. Bột sắn dây có tác dụng giải độc và ngừa ung thư rất hiệu quả.

Chính vì nhiều công dụng như vậy nên sắn dây còn góp phần vào việc chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ một cách hiệu quả. Khi bị ngộ độc thức ăn, ta dùng củ sắn dây tươi và ngó sen trộn vào với nhau, giã nát, sau đó vắt lấy nước dùng để uống dần trong 2 ngày.

Khi bị rắn độc cắn, dùng lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên trên vị trí tổn thương để chữa trị.

Tuy nhiên, sử dụng sắn dây để giải độc cũng tuân theo nguyên tắc nhất định. Không nên kết hợp với các thực phẩm khác một cách bừa bãi sẽ làm giảm đi tác dụng. Tránh pha sống bột sắn dây cho trẻ em uống.

Phụ nữ có thai cũng nên tránh dùng sắn dây nhằm đảm bảo cho thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Rau má giải độc gan

Tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urb, rau má có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn, lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống.

Có thể dùng chữa ngộ độc nấm với cách làm tương tự, hoặc lấy rau má 160 g đem sắc với 80 g đường phèn, lấy nước uống, hoặc lấy 160 g rau má và 400 g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

Rau mùi chữa nhiễm độc thức ăn

Tên khoa học là Coriandrum sativum L., rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn, bằng cách lấy khoảng 120 g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

Râu ngô ( râu bắp)

Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo , vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, làm hạ đường huyết , tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.

Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.Thường xuyên dùng nước luộc râu bắp lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat. Ngoài ra râu ngô cũng là một trong những vị thuốc tăng cường trí nhớ khá tốt nhất.

Hoa cúc

Từ lâu, hoa cúc được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.Dùng hoa cúc lâu ngày sẽ giúp làm đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ…

Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Còn theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.

Tác giả: Mộc