Nhìn thấy 4 dấu hiệu này trên bàn tay biết ngay mắc bệnh tiểu đường, cần đi khám gấp

( PHUNUTODAY ) - Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu này, có thể lượng đường trong máu của bạn đang tăng, nguy cơ mắc tiểu đường là rất cao.

Thường xuyên ngứa da

Hàm lượng đường trong máu cao khiến cho khả năng bài tiết mồ hôi bị giảm. Khi đó, bạn sẽ gặp tình trạng khô da, ngứa da, đặc biệt là ở khu vực mu bàn tay và các vùng trên cánh tay.

Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường cũng bị suy giảm miễn dịch, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn gây viêm da ngứa da. Ở giai đoạn nặng, tình trạng ngứa da có thể lan khắp cơ thể.

Tê ngón tay

Ban đầu, người bệnh có thể thấy tê ở các đầu ngón tay, giống như kiến đang bò hoặc có kim đâm vào tay. Cảm giác tê này có thể lan rộng xuống bàn tay, thậm chí cả cánh tay.

Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn thường không gặp tình trạng này trừ khi đứng, ngồi hoặc nằm ở một tư thế qua lâu. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, bạn có thể gặp tình trạng tê và ngứa ran ở các đầu ngón tay. Nếu gặp hiện tượng này thường xuyên, tuyệt đối không được chủ quan.

Mụn rộp nổi trên da tay

Những người có đường huyết cao có thể gặp tình trạng nổi mụn rộp trên tay nhưng không gây dau hay ngứa. Hàm lượng đường trong máu dư thừa hoặc nhiễm nấm candida calbicans có thể gây ra tình trạng nổi mụn rộp trên da.

Vết thương trên tay lâu lành

Thông thường khi đứt tay hoặc gặp các vết thường nhỏ, bạn chỉ cần một thời gian ngắn là vết thương sẽ lành. Tuy nhiên, nếu vết thường lâu lành và có dấu hiệu nhiễm trùng nặng thì có thể là bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng cao không những gây nhiễm trung vết thương mà còn làm cản trở tuần hoàn máu, làm vết thương lâu lành.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Phòng bệnh vẫn hơn chưa bệnh. Vì vậy, bạn nên chú ý đến các thay đổi bất thường của cơ thể. Ngoài ra, cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, thay đổi thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa tiểu đường ngay từ khi còn trẻ.

Hãy duy trì những thói quen sống lành mạnh như:

- Ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ dầu mỡ và chiên rán.

- Ăn đầy đủ 3 bữa chính, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.

- Hạn chế đồ ngọt, nước có gas, uống đủ nước lọc.

- Không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...

- Nếu gặp tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, cần hạn chế ăn tinh bột (cơm, bánh mì...); nên sử dụng thay thế bằng gặp lứt, ngũ cốc nguyên hạt để ổn định đường huyết.

Tác giả: Thanh Huyền