Những biểu hiện của bệnh suy cận giáp?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh suy cận giáp có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Suy tuyến cận giáp là tình trạng tuyến cận giáp trạng không sản sinh đủ hormon tuyến cận giáp (viết tắt là PTH - Parathyroid hormon), có tác dụng trong việc điều chỉnh lượng canxi và photpho trong xương và máu của cơ thể. Thiếu PTH dẫn đến tình trạng giảm canxi và tăng photpho trong máu. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về xương, cơ, da, thần kinh.

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh suy cận giáp

Các triệu chứng bao gồm:

- Khô da.

- Rụng tóc.

- Căng cơ.

- Cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, môi và lưỡi.

- Đau các cơ ở chân, tay, bụng và vùng mặt. Yếu cơ.

- Co rút các cơ, nhất là cơ quanh miệng, cánh tay và bàn tay. Co thắt thanh quản có thể gây khó thở nặng đòi hỏi phải điều trị cấp cứu.

- Đau bụng dữ dội mỗi khi có kinh nguyệt.

- Rụng tóc từng mảng và lông mày thưa.

- Da khô, móng tay bị biến dạng và dễ gãy.

- Đau đầu, mệt mỏi.

- Một số bệnh nhân bị trầm cảm hoặc co giật kiểu như động kinh.

Mức độ và tần suất xuất hiện các triệu chứng thường phụ thuộc vào mức độ hạ calci máu.

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để xác định chẩn đoán và tìm nguyên nhân của suy tuyến cận giáp.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG).

Xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm: Xét nghiệm nồng độ magiê, canxi, vitamin D ở bệnh nhân.

Quyết định điều trị dựa vào các yếu tố như bệnh nhân có triệu chứng hay không, mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng sức khỏe chung...vv. Mục tiêu điều trị là đưa nồng độ canxi và photpho trong máu về mức bình thường. Bệnh nhân thường được chỉ định bổ sung canxi và vitamin D.

Hướng dẫn cách điều trị suy cận giáp

Quyết định điều trị dựa vào các yếu tố như bệnh nhân có triệu chứng hay không, mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng sức khỏe chung... Mục tiêu điều trị là đưa nồng độ calci và phospho trong máu về mức bình thường. Cụ thể, các bệnh nhân suy cận giáp được điều trị đồng thời bằng: calcium carbonat dạng viên uống. Lưu ý là calci liều cao có thể gây tác dụng phụ như táo bón hoặc gây sỏi thận; vitamin D liều cao là chất cần cho sự hấp thu calci; bổ sung magiê dạng viên uống.

Chế độ ăn: Bên cạnh việc dùng thuốc, các bệnh nhân suy cận giáp nên áp dụng chế độ ăn giàu calci như bơ sữa, rau xanh, nước cam đậm đặc, ngũ cốc... và ít phospho; tránh dùng nước ngọt có acid phosphoric.

Với những bệnh nhân có calci máu rất thấp, triệu chứng nhiều và nặng, hoặc bị cơn tetani thì nên nhập viện để điều trị bằng tiêm calci vào tĩnh mạch. Sau khi xuất viện họ có thể tiếp tục dùng calci và vitamin D đường uống. Vì suy cận giáp là bệnh mạn tính nên điều trị sẽ phải kéo dài suốt cuộc đời và thường xuyên làm các xét nghiệm máu, nước tiểu để điều chỉnh liều thích hợp. Điều trị đạt kết quả tốt nếu bệnh nhân không có triệu chứng, calci máu bình thường, calci niệu bình thường.

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh