5 việc nên làm với F0 tại nhà
Tự giác tuân thủ 5K tại nhà: Đối với những bệnh nhân nhiễm Covid -19 tự cách ly tại phòng riêng, người nhà không tiếp xúc gần với F0. Trong trường hợp người nhà khi cần tiếp xúc với F0 phải mang khẩu trang. Các F0 ở trong phòng cũng cần mang khẩu trang thường xuyên trừ các trường hợp như: khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Nên thay khẩu trang 2 lần/ngày hoặc khi cần; sát khuẩn tay bằng cồn trước khi bỏ khẩu trang thường xuyên.
Cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý: Trong dịp Tết nguyên đán người nhà và bản thân F0 cần tăng cường chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức khỏe. Nên ăn đủ 3 bữa, ăn đầy đủ chất, không bỏ bữa, ăn thêm nhiều loại trái cây. Đặc biệt, cần phải uống nước đủ và thường xuyên. Đặc biệt cần chú ý để F0 nghỉ ngơi thoải mái, tránh ồn ào căng thẳng. Bản thân F0 nên suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái như vậy bệnh tình sẽ nhanh chóng khỏi. Ngoài ra, các F0 nên vận động thể dục nhẹ nhàng phù hợp.
Tự giác và thường xuyên theo dõi sức khỏe: Tất cả các F0 nên đo thân nhiệt, SpO2 tối thiểu 2 lần/mỗi ngày hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt, khó thở. Ngoài ra, các F0 cúng nên khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 1 lần bằng ứng dụng phần mềm PC-covid.
Chủ động liên hệ và tư vấn chăm sóc y tế: Các F0 và người nhà phải nắm được số điện thoại của nhân viên y tế của Trạm Y tế, Tổ Chăm sóc người nhiễm Covid-19 cộng đồng, Tổ Y tế lưu động tại các xã, phường, thị trấn để chủ động báo cáo tình trạng sức khoẻ, kết quả tự xét nghiệm hoặc báo cáo ngay khi xuất hiện các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ.
Những dấu hiệu F0 chuyển biến nặng nên nhập viện để điều trị
Khi F0 có dấu hiệu sốt cao, sốt kéo dài; khó thở, thở nhanh trên 20-25 lần/phút, mạch nhanh trên 120 lần/phút, huyết áp tối đa <90mmHg, hoặc người nhà thấy F0 li bì, lừ đừ, tím môi, tím đầu ngón tay, ngón chân, đo chỉ số SpO2 < 95% thì F0 hoặc người nhà phải báo cáo ngay cho nhân viên của Trạm Y tế, Tổ Y tế lưu động hay Tổ Chăm sóc người nhiễm COVID-19 cộng đồng tại địa phương để được hỗ trợ cấp cứu và chuyển viện kịp thời.
Đối với trẻ em, nếu từ 12 tuổi trở lên thì theo dõi như người lớn, nhưng đối với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi thì theo dõi sốt, thở nhanh hơn 30 lần/phút, mệt mỏi, li bì, bỏ bú, quấy khóc nhiều đều là dấu hiệu chuyển nặng, cần liên hệ để chuyển viện ngay.
5 việc F0 tránh làm kẻo bệnh tình thêm nặng
Lạm dụng xông hơi: F0 và người nhà có thể áp dụng một số bài thuốc giải cảm dân gian tại nhà như xông các loại lá có tinh dầu, bôi dầu tràm, dầu khuynh diệp, ngâm chân bằng nước nóng trước khi ngủ tối đa ngày 1 lần. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng nhiều lần trong ngày, sử dụng xông hơi khi F0 đang mệt mỏi hay sốt cao.
Sử dụng rượu bia và thực phẩm không an toàn: Các F0 tuyệt đối tránh dùng bia, rượu, những loại nước có đường, hay có gas. Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thực phẩm bảo quản như nem, chả, mì ăn liền.
Sử dụng chung hệ thống thông khí: Chỉ sử dụng quạt nếu cần thiết, máy lọc không khí (nếu có). Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung.
Tránh lạm dụng các loại thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc kháng virus khi chưa có ý kiến của thầy thuốc hay sử dụng quá liều lượng mà thầy thuốc hướng dẫn.
Không thực hiện đúng quy tắc 5K: F0 tuyệt đối không tham gia các sinh hoạt chung của gia đình. Không tham gia cúng bái tại không gian chung của gia đình. Khách chúc Tết tránh thăm hỏi trực tiếp F0.
Tác giả: Min Min
-
Mỗi ngày ăn một quả cà chua vào đúng thời điểm này: Da trắng mịn, ít nếp nhăn, không lo lão hóa
-
5 loại trái cây ăn nhiều dễ béo, ngày Tết nên ăn 4 loại quả này để người nhẹ nhõm, tiêu mỡ
-
5 sai lầm khi rã đông làm thịt mất chất, nhiễm khuẩn, đa số bà nội trợ đều mắc phải
-
3 loại thực phẩm nên ăn nhiều dịp Tết: Sạch dạ dày, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa
-
6 sai lầm khi tập thể dục khiến cho bạn càng tập càng ốm yếu, người thông minh đã bỏ từ lâu