Trong số 49,9% ấy, đa số là các doanh nghiệp trong mảng tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và Công nghệ thông tin. Cũng theo báo cáo này, có hơn 56,7% doanh nghiệp được khảo sát cho biết sẽ tuyển dụng ngay lập tức sau khi hết giãn cách xã hội.
Công nghệ thông tin
Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại TP.HCM và Hà Nội vẫn rất lớn, lần lượt là 45,2% và 50%. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin quy mô từ 101-300 nhân sự có tốc độ tăng trưởng tuyển dụng nhân sự hàng đầu. Tại Hà Nội, các doanh nghiệp quy mô từ 10 – 50 nhân viên và 101 – 300 nhân viên cũng mong muốn tuyển đủ vị trí tại bộ phận bán hàng, kinh doanh.
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT nói rằng nhân lực nhóm ngành Công nghệ thông tin dường như ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vì lĩnh vực này có hạ tầng, kỹ năng, tính chất yêu cầu công việc đặc thù nên không bị đóng cửa như các nhóm ngành khác.
Chính vì vậy mà khối lượng công việc dành cho nhóm ngành Công nghệ thông tin cũng nhiều hơn.
Ngành học thuộc kỷ nguyên số
Thế kỉ 21 đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0): công nghệ chiếm lĩnh đời sống, thế giới thực bị thế giới số xâm chiếm.
Một số lĩnh vực thuộc ngành học này vì vậy cũng được dự báo sẽ “lên ngôi” bao gồm trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện tử và vật liệu tiên tiến.
Trong đó, trí tuệ nhân tạo AI là lĩnh vực khoa học và công nghệ nghiên cứu phát triển những chiếc máy thông minh với những phần mềm thông minh. AI được đưa vào ứng dụng thực tế như các hệ thống nhận dạng và tổng hợp tiếng nói, dịch máy, các hệ thống chatbot đơn giản,… AI cũng xuất hiện trong các lĩnh vực quân sự, tài chính, y tế, tự động hóa, trò chơi, sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, AI còn được ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực như hệ thống nhúng, rô-bốt, xử lý tín hiệu và internet vạn vật, giúp các hệ thống này trở nên thông minh hơn.
Ngành khoa học liên quan đến sức khỏe
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến những thành tựu và sự phát triển trong lĩnh vực khoa học, y tế và môi trường nhận được nhiều sự chú ý trên toàn cầu. Sau đại dịch, các ngành kỹ thuật y sinh, hóa học, sinh học hay phân tích dữ liệu sẽ tiếp tục mang lại giải pháp đổi mới và sáng tạo cho cuộc sống hiện tại.
Trải qua dịch bệnh, chúng ta thấy rõ hơn vai trò của ngành y tế đối với sức khỏe cộng đồng liên tục được nhấn mạnh. EURES cho rằng xu hướng tập trung phát triển y tế trên toàn cầu sau đại dịch sẽ đẩy mạnh việc đào tạo các chuyên ngành như y sĩ, dược sĩ, dịch tễ học.
Đặc biệt các ngành Chăm sóc sức khỏe với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học như Sinh học phân tử, Công nghệ hóa sinh, Khoa học sức khỏe, Hệ thống sức khỏe số cũng sẽ cần nguồn nhân lực lớn. Các nghiên cứu trong lĩnh vực y tế sẽ ngày càng được đầu tư rất lớn, không chỉ từ các công ty tư nhân mà cả các chính phủ.
Ngoài các ngành trên thì ngành Quản trị du lịch – khách sạn vẫn có sức hút và được dự báo sẽ càng thu hút nhân lực trong những năm tới khi đại dịch dần được khống chế.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
5 ngành học có điểm chuẩn cao nhất mùa tuyển sinh 2021: Y, Dược, Bách khoa 'không có cửa' so
-
5 ngành nghề được dự đoán dễ thất nghiệp sau 10 năm tới, đổ xô vào học rất đáng lo
-
4 ngành học có xu hướng bão hòa, sinh viên tốt nghiệp trường danh tiếng cũng dễ thất nghiệp
-
4 ngành học lỗi thời, sinh viên chông chênh, thất nghiệp sau 4 năm miệt mài sách vở
-
Chi Bảo khoe ảnh con trai ngày tốt nghiệp ở Anh, tiết lộ ngành học của quý tử khi lên Đại học