Xem điện thoại
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có thể gây ra rối loạn giấc ngủ.
Theo đó, ánh sáng xanh ức chế sự tiết melatonin từ cơ thể con người, khiến não ảo tưởng rằng đó là ban ngày, dẫn đến não vẫn ở trạng thái tỉnh táo. Tốt nhất bạn nên tắt máy tính và điện thoại trước khi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Tập thể dục quá mức
Tập thể dục quá mức có thể gây ra mệt mỏi, và tập thể dục có thể khiến não quá phấn khích và khiến mọi người có chất lượng giấc ngủ kém hơn.
Tập thể dục quá mức cũng làm cho bạn có thể xuất hiện các triệu chứng ngáy vào ban đêm dễ dàng hơn. Ngáy cũng là một yếu tố dự đoán cơ thể của một người hoạt động như thế nào, liên quan đến chất lượng giấc ngủ tốt hay kém.
Để đầu ướt
Đi ngủ với mái tóc chưa khô làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng và gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Chưa kể đến việc bạn đi ngủ với cái đầu ướt rất dễ dẫn đến tình trạng bị nấm đầu, ngứa đầu, rụng tóc.
Uống rượu trước khi ngủ
Nhiều người có thói quen uống rượu khi đi ngủ vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, thói quen này thực sự có hại cho gan bởi ethanol trong rượu rất khó chuyển hóa, uống trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan buộc phải làm việc nhiều hơn và không được nghỉ ngơi, chữa lành. Về lâu dài, việc lạm dụng rượu sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và tăng nguy cơ mắc cá bệnh về gan và thậm chí là dẫn đến ung thư.
Không chỉ vậy, dù thời gian bắt đầu giấc ngủ đối với những người uống rượu thường ngắn hơn và một số người đi vào giấc ngủ sâu khá nhanh nhưng sau khi ngủ vài giờ, ảnh hưởng rượu sẽ gây ra một loạt các gián đoạn trong suốt nửa sau của đêm.
Thức quá khuya
Những người thường xuyên thức khuya có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Nhiều người trẻ thường xuyên có thói quen này mà không biết nó không những khiến cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu quả làm việc, học tập ở hiện tại mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư về lâu dài.
Điều này chủ yếu do các cơ quan nội tạng chủ yếu bước vào quá trình tự chữa lành, tái tạo những tổn thương, nghỉ ngơi sau khi hoạt động liên tục vào ban ngày... khi con người ngủ. Thức khuya lâu ngày và thiếu ngủ không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch mà còn tăng khối lượng làm việc của các cơ quan nội tạng.
Về lâu dài, khi cơ quan nội tạng tổn thương ở mức độ nhất định thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng cao. Thường xuyên thức khuya sẽ có thể dẫn đến ung thư.
Tác giả: Vũ Ngọc