Những thực phẩm tuyệt đối không nấu chung với đậu phụ kẻo rước bệnh vào thân, số 4 nhiều người mắc phải

( PHUNUTODAY ) - Những thực phẩm tuyệt đối không ăn cùng đậu phụ kẻo rước bệnh vào thân.

Không phải nào thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với đậu phụ và không phải ai cũng ăn được món này.

Đậu phụ (hay còn gọi là đậu hũ) là một loại thực phẩm được làm từ đậu tương nguyên chất. Nó có thành phần dinh dưỡng khá cao, chủ yếu là protein. Trong 100gr đậu phụ, hàm lượng protein chiếm hơn 34%. Ngoài ra, nó còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khỏe con người.

Không chỉ phổ biến, đậu phụ còn là món ăn bổ dưỡng không thể thiếu trên mâm cơm mọi gia đình. Từ đậu phụ sống, người Việt đã chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn như đậu rán, đậu nhồi thịt, canh đậu kim chi,…

Tuy nhiên không phải nào thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với đậu phụ và không phải ai cũng ăn được món này. Nếu không được chế biến đúng cách, đậu phụ có thể gây ra sỏi thận cùng những vấn đề sức khỏe khác.

Những thực phẩm không nên chế biến cùng đậu phụ

Măng

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ rất giàu canxi và magiê, tuy nhiên trong măng lại có chứa một số chất khiến cho thành phần canxi trở nên khó hấp thu dễ tạo thành sỏi thận, không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi nấu ăn chúng ta không nên kết hợp hai thực phẩm này với nhau.

Quả hồng

Đậu phụ chứa canxi clorua, trong khi đó hồng chứa nhiều tannin. Khi ăn hai thực phẩm này cùng nhau có thể tạo thành canxi tannate dễ gây ra sỏi thận, sỏi mật.

Trứng gà

Theo Đông y, trứng gà và đậu phụ là loại thực phẩm giàu protein. Vì vậy, chị em nội trợ kết hợp 2 thực phẩm này với nhau sẽ gây ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể.

Hành lá

Hành chứa axit oxalic, đậu phụ có canxi. Khi kết hợp, chúng sẽ tạo thành calci oxalate- chất khó hòa tan, ảnh hưởng sự hấp thu canxi. Ăn cùng lúc 2 loại thực phẩm này sẽ dẫn đến thiếu canxi và tạo sỏi.

Thịt dê

Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, hơi hàn. Trong khi đó, thịt dê lại đại nhiệt động hỏa, tác dụng ngược lại với đậu phụ. Vì vậy, ăn trường kỳ thịt dê, đậu phụ chung nhau sẽ phát sinh bệnh vàng da và phù chân.

Mật ong

Đậu phụ và mật ong khi ăn cùng nhau sẽ dễ bị tiêu chảy. Không chỉ vậy trong đậu phụ có chứa nhiều chất khoáng còn trong mật ong có chứa nhiều enzyme. Vì vậy, khi ăn hai thực phẩm này chung với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.

Hành tây và rau bina

Trong đậu phụ rất giàu canxi còn trong rau bina và hành tây rất giàu axit oxalic. Ăn đậu phụ với rau bina hoặc hành tây sẽ làm cho canxi trong đậu phụ kết hợp với axit oxalic sẽ tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng bổ sung canxi của đậu phụ, mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi.

Sữa bò

Đậu phụ và sữa bò chế biến chung nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi.

Rau cải bó xôi

Cải bó xôi chứa nhiều chất diệp lục, sắt và axit oxalic. Còn, đậu phụ chứa nhiều protein, chất béo và calcium. Do đó, nấu 2 thực phẩm chung nhau sẽ làm lãng phí canxi.

Ngoài ra, đậu phụ không nên kết hợp chung với măng tre và trái hồng. Bởi, chúng rất dễ tạo sỏi giống như thịt dê chế biến cùng đậu phụ.

Bầu

Trong trái bầu có chứa interferon – một chất giúp nâng cao sức miễn dịch, phát huy tác dụng kháng vi rút và u bướu. Trong khi đó, đậu phụ chứa nhiều protein thực vật. Chính vì thế khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau có thể phòng cảm cúm hiệu quả.

Nấm hương

Đậu phụ có thể ăn cùng nấm hương cũng giúp phòng chống ung thư hiệu quả và rất tốt cho cơ thể. Đây cũng được coi là món ăn bạn nên ăn thường xuyên.

Tôm

Nếu như đậu phụ có nhiều protein thì tôm lại có chứa khá nhiều loại nguyên tố vi lượng. Vì thế món ăn này cũng rất tốt cho người bị chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, béo phì.

Cá cũng chứa nhiều protein và nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Còn đậu phụ cũng chứa lượng lớn protein thực vật. Hai món này kết hợp giúp đẩy sự hấp thu calcium giúp phòng bệnh còi xương, loãng xương.

Những người không nên ăn đậu phụ

Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận

Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dầu mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già.

Vừa khiến hệ tiêu hóa hoạt động ì ạch do quá tải vừa khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong thận.

Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa

Quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng bởi hàm lượng protein trong đậu phụ, vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.

Người thiếu i-ốt

Người thiếu i-ốt tuyệt đối nói không với thực phẩm làm từ đậu phụ, saponin trong đậu phụ sẽ làm giảm quá trình hấp thu i-ốt trong thân thể, từ đó, gián tiếp làm tình trạng của người bệnh thêm trầm trọng.

Người bị bệnh gút

Trong chế độ dinh dưỡng của người bị gút thường được khuyên là không nên ăn quá nhiều đạm.

Trong khi đó, đậu phụ lại là nguồn giàu đạm thực vật, putin, nếu không biết mà sử dụng, hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, khiến các cơn đau ngày càng trầm trọng hơn.

Tiêu chảy do lạnh bao tử

Đậu phụ là một loại thực phẩm tính chất lạnh, kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Là món ăn rất giàu nước, sau khi ăn, thân thể sẽ được cung cấp thêm nước, giúp thanh nhiệt giải hỏa, tăng cường khí lạnh trong bao tử, và nhuận trường thông tiện.

Vì lý do này, những người có bệnh liên quan đến đau bụng đi ngoài do lạnh thì tốt nhất là không nên ăn đậu phụ, để tránh làm tăng khí lạnh trong bao tử, dẫn đến tiêu chảy, nôn hoặc tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Cách bảo quản đậu hũ tươi ngon trong 1 tuần

Bạn chọn mua miếng đậu hũ tươi sau đó bỏ vào đậu hũ vào nước nóng luộc sơ khoảng 2-3 phút sau đó vớt đậu hũ ra.

Bỏ đậu hũ đã luộc vào 1 chiếc hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh sau đó đổ nước lạnh vào cho ngập miếng đậu, tiếp đến thêm một 1/2 thìa cà phê muối để giữ cho đậu hũ cứng không bị mềm.

Đậy nắp hộp vào và cho vào ngăn mát tủ lạnh mỗi ngày thay nước 1 lần để đậu hũ được tươi ngon, với cách này đậu hũ có thể để 1 tuần mà vẫn tươi ngon như mới làm.

Tác giả: Vũ Ngọc