Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang?
Rất nhiều người sau khi được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thường có xu hướng tránh ra tất cả những thực phẩm có vị ngọt và trong đó có khoai lang. Nguyên nhân là bởi, họ thường cho rằng khoai lang có vị ngọt, lại có chứa nhiều tinh bột nên nếu ăn vào sẽ rất dễ làm tăng chỉ số đường huyết. Những trên thực tế, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Đối với những người bị tiểu đường thì thứ bạn tuyệt đối cần tránh đó chính là thực phẩm có chứa "đường tinh luyện". Trong đó bao gồm các loại đường như sucrose, maltose và glucose, khiến cơ thể dễ hấp thụ và sẽ gây ra tác động lớn đến lượng đường trong máu. Kẹo, nước giải khát, kẹo chocolate và các loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống khác chứa rất nhiều đường tinh luyện.
Nhưng thành phần đường giúp bạn có thể cảm nhận được vị ngọt khi ăn khoai tây thì không phải là đường tinh luyện. Không những vậy, khoai lang còn chứa hàm lượng carbonhydrate tự nhiên, khi đi vào cơ thể cần một thời gian và quá trình nhất định mới chuyển hóa thành glucose. Vì thế, việc ăn khoai lang sẽ không thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, hàm lượng tinh bột trong khoai lang khá cao, trong đó, tinh bột kháng chiếm một phần khá lớn. Do quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột kháng của cơ thể tương đối chậm nên việc ăn khoai lang sẽ ít có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Không những vậy, hàm lượng calo và đường có trong khoai lang không cao với 100 g khoai lang mới có chứa 99 calo và lượng đường chỉ chiếm khoảng 20%. Ngoài ra, trong khoai lang có hàm lượng chất béo và carbohydrate còn thấp hơn so với gạo và mì. Chỉ số đường huyết của khoai lang chỉ là 54, thấp hơn so với cơm trắng và bánh mì. Không chỉ vậy, chất xơ dồi dào trong khoai lang giúp trì hoãn tốc độ tiêu hóa thức ăn. Loại thức phẩm này không chứa chất béo và cholesterol, có ích cho quá trình giảm cân và ngăn ngừa táo bón. Vậy nên, có thể nói bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang.
Những điều người bị tiểu đường cần lưu ý khi ăn khoai lang:
1. Không nên ăn quá nhiều một lúc
Không ít người thường sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn những món ăn mà là sở thích của bản thân. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó đều cũng sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong đó bao gồm có cả khoai lang. Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang nhưng việc ăn quá nhiều sẽ có thể khiến cho lượng đường trong máu bị dao động, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, chỉ nên ăn một lượng nhỏ, không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có thể kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
2. Giảm lượng các lương thực khác khi ăn khoai lang
Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, nên biết cách kiểm soát tổng lượng calo hấp thụ một ngày trong cơ thể. Trong 100g khoai lang có chứa hàm lượng calo tương ứng với 25 gam gạo. Chính vì vậy, bệnh nhân bị tiểu đường sau khi ăn khoai lang nên giảm bớt một cách hợp lý các loại lương thực chủ yếu khác để không làm tăng hàm lượng calo nạp vào cơ thể.
3. Ăn cũng với những thực phẩm khác
Chỉ ăn khoai lang thôi thì chưa đủ dinh dưỡng để có thể duy trì các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Chính vì vậy khi ăn khoai lang, bạn nên ăn kèm thêm một số loại đậu, rau và trái cây để đảm bảo lượng dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể.
4. Không nên ăn khoai lang nóng
Bạn có biết một điều rằng, chỉ số đường huyết sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách chế biến khoai lang không? Trong đó, chỉ số đường huyết của khoai lang khi còn nóng là 76 nhưng sau khi nguội sẽ có thể giảm xuống còn 54. Vì vậy nên, những bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn khoai lang nóng mà tốt nhất nên chờ khoai nguội mới ăn.
5. Ăn sau khi thể trạng ổn định
Bệnh nhân tiểu đường muốn ăn khoai lang, nhưng lại không muốn lượng đường trong máu tăng cao thì tốt nhất nên đợi đến khi bệnh tình ổn định mới ăn. Khi lượng đường huyết trong cơ thể duy trì ở mức cao cần có biện pháp điều trị hợp lý để kiểm soát và hạ về mức ổn định, nếu ăn khoai lang bất kể tình trạng bệnh sẽ dễ làm bệnh nặng thêm.