Nước rau muống luộc chuyển màu xanh đen: Nên đổ đi hay giữ lại?

( PHUNUTODAY ) - Không phải lúc nào nước rau muống cũng có màu trong xanh mà đôi khi chúng ta sẽ bắt gặp những bát canh có màu xanh thẫm, thậm chí là đen sì. Liệu có phải do rau muống phun thuốc?

Nước rau muống chuyển màu xanh đen có hại không?

Bày tỏ lo lắng trên mạng xã hội, chị H.N. cho biết: “Hôm qua mình mua mớ rau về luộc, chả hiểu saoluộc xong nước đen sì, trông rất mất cảm tình. Hãi quá chả dám ăn, đành đổ bỏ hết đi.”

Trái lại chị M. lại bày tỏ: “Hình như do vắt chanhnên nước đục mà chuyển màu hơn đó. Còn màu đậm chắc là do rau muống già nhưng mà mình nghĩ một phần cũng là do vắt chanh nên nó mới chuyển màu hơn như vậy.”

Trong khi đó, không ít người lại cho rằng rất có thể rau muống đã bị nhiễm độc mới dẫn đến hiện tượng lạ trên. Song cũng có trường hợp là rau nhà trồng, đảm bảo sạch sẽ nhưng vẫn có màu nước xanh thẫm sau khi luộc. Vậy nguyên nhân thực sự là gì?
Giải đáp về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm – ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ trên Vietnamnet cho biết, hiện tượng trên là do trong nước có chứa nhiều chất kiềm, hàm lượng canxi cao hoặc vôi cao. Từ đó dẫn đến việc luộc rau bị chuyển sang màu xanh đậm. Ngoài ra, ông Thịnh cũng nhấn mạnh rằng tình trạng này không làm ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.


Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng khuyến cáo khi thấy nước rau muống luộc chuyển màu đục, mọi người nên cẩn trọng, bởi nó có thể phản ánh tình trạng rau nhiễm chì. Khác với hiện tượng trên, rau nhiễm chì không chỉ khiến cho nước luộc đen sì, mà còn đục ngầu, ăn vào có thể ngộ độc.

Cách luộc rau muống xanh ngon, nước luộc trong vắt

Cho muối vào nồi nước luộc rau

Muối là một trong những tác nhân giúp độ nóng của nước tăng lên, nhờ thế mà thời gian luộc rau được rút ngắn lại một cách tối đa. Chính vì vậy, những cọng rau muống luộc vẫn chín đều lại giòn ngon, xanh mướt không bị nhũn, đỏ do luộc quá lâu. Không những thế, luộc rau muống cho thêm muối cũng là cách để giúp đĩa rau luộc của gia đình bạn trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn.

Liều lượng muối hợp lý khi luộc rau muống là khoảng 1/2 - 1 muỗng nhỏ muối tùy thuộc vào số lượng nước trong nồi.

Bạn hãy cho muối vào nước từ đầu rồi đợi nước sôi già thì thả rau muống vào. Khi thấy rau chín tới thì vớt rau ra một bát nước đá lạnh để rau giữ được độ xanh và đảm bảo độ giòn ngon.

Thêm giấm/nước cốt chanhvào nồi nước luộc rau

Khi luộc rau muống thêm chút giấm hoặc nước cốt chanh sẽ giúp đĩa rau luộc trở nên xanh mướt và ngon mắt hơn. Chỉ cần sử dụng một chút giấm/nước cốt chanh sẽ giúp giữ màu rau mà không lo ảnh hưởng tới hương vị ban đầu của rau.

Cách làm rất đơn giản, hãy cho khoảng 2 thìa cà phê nước cốt chanh hoặc giấm vào nồi nước luộc rau rồi đun sôi. Khi thấy nước sôi cho rau vào luộc và vớt ra khi chín tới.

 Thêm dầu ăn vào nồi nước luộc rau

Nghe thì có vẻ lạ thế nhưng việc thêm dầu ăn vào nước luộc rau muống sẽ giúp món rau luộc vừa xanh lại bóng đẹp hơn đấy.

Chỉ cần thêm khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn vào nồi nước luộc rồi đun sôi sau đó thả rau vào, khi rau chín tới thì vớt rau ra đảm bảo đĩa rau có màu xanh đẹp, mướt mắt vô cùng.

Luộc rau ngập nước

Để rau muống luộc được xanh giòn cần cho rau ngập nước, luộc rau đúng độ chín vừa vì luộc chưa chín kỹ rau muống còn nhựa sẽ bị thâm đen, mà luộc kỹ quá rau muống luộc xong sẽ bị màu vàng úa.

Ngâm rau vào nước lạnh sau khi luộc

Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.

Trên đây là 1 số mẹo khi luộc rau muống giúp cho món ăn giữ được màu xanh tươi, giòn ngon hấp dẫn.

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Mộc