Nước trà khi để lâu qua đêm sẽ chuyển màu sang đỏ. Dạng nước trà này thì uống không tốt vì tăng độ chát và màu sắc không đẹp. Thế nên hay bị đổ bỏ. Nhưng sau khi đọc bài này thì bạn đừng lãng phí nhé, hãy dùng nước trà qua đêm này vào những việc sau sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn và gia đình:
Nước trà để qua đêm lâu dùng tưới cây cảnh lên xanh tốt hoa trái sum suê
Nước trà để qua đêm sẽ lên men nên giúp gia tăng lợi khuẩn nên có thể làm cho hoa, cây cối phát triển tươi tốt hơn và còn có thể cung cấp thêm những chất cần thiết cho hoa và cây. Nhiều nơi còn lên men trà để tạo nên tảng nấm kombucha tốt cho tiêu hóa. Với cây cảnh thì nước trà để qua đêm cũng là một thức ăn tốt. Khi tưới nước trà nên tránh rơi vào thành chậu sẽ làm vàng ố.
Nước trà qua đêm giúp cầm máu tốt hơn
Nước trà để qua đêm mà chưa bị ôi thiu hay mốc thì có thể thấm lên vết thương giúp đẩy nhanh quá trình đông máu, chống viêm. Ngoài ra, trà để qua đêm giàu axit, giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu mao mạch. Tuy nhiên bạn nên nhớ là trà mới qua một đêm chứ không phải trà để lâu đã lên váng, hoặc ôi thiu thì lúc đó lại nhiều vi khuẩn có hại.
Nước trà qua đêm giúp giảm tình trạng viêm lợi
Nước trà có tính kháng khuẩn. Khi nước trà để qua đêm còn giúp thêm lợi khuẩn, hữu ích trong trường hợp bệnh răng miệng như bị viêm khoang miệng, lở loét, chảy máu nướu răng đều có thể dùng nước trà qua đêm để cải thiện bằng cách súc miệng rồi nhổ ra. Với vết thương mưng mủ, chảy máu ngoài da, có thể dùng trà qua đêm để rửa. Bạn dùng nước trà qua đêm để súc miệng giúp làm sạch.
Nước trà qua đêm giúp giảm ngứa ngoài da.
Nước trà để lâu sẽ chuyển thành màu nâu đỏ biểu thị cho việc gia tăng hoạt đọng của polyphenol - chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, chất flo trong nước trà qua đêm có tác dụng khử khuẩn có thể giảm ngứa nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh chàm và một số tình trạng ngứa da thông thường. Do đó, nếu bị muỗi đốt hoặc bị ngứa, bạn có thể dùng nước trà ấm để qua đêm lau lên vùng da này. Nhưng chỉ nên dùng trà qua 1 đêm tránh để lâu.
Gội đầu kích thích tóc mọc nhiều hơn
Nước trà để qua đêm cũng có thể gội đầu giúp mượt tóc và trị gàu giảm ngứa. Chúng giúp kích thích mọc tóc và giúp loại bỏ gàu tốt hơn. Bạn cũng có thể dùng nước trà qua đêm để quét lên lông mày.
Nước trà để qua đêm làm đẹp da
Nước trà sau khi để lâu lên men có công dụng kháng khuẩn trị mụn nhọt trên da và làm đẹp tóc. Do đó bạn có thể dùng nước trà để qua đêm làm nước tắm gội.
Nước trà qua đêm giúp giảm hôi miệng, sạch răng, chắc răng
Nước trà vốn dĩ có tính kháng khuẩn. Khi để qua đêm hợp chất polyphenol - chất có tác dụng kháng khuẩn càng tăng mạnh. Do đó dùng nước trà để qua đêm súc miệng thì sẽ tốt cho răng miệng. Nước trà cũng giúp khử khuẩn và làm chắc chân răng hơn, tránh chảy máu chân răng. Flo trong nước trà và men răng sau khi vôi hóa sẽ làm tăng sức đề kháng với các chất có tính axit, giúp hạn chế sâu răng. Flo cũng loại bỏ mảng bám khuẩn răng. Tốt nhất là sau bữa ăn vài phút, hãy súc miệng bằng nước trà.
Nước trà qua đêm giúp chống nắng
Thêm một công dụng bất ngờ của nước trà để qua đêm: Khi da bị cháy nắng, hãy lau nhẹ nhàng bằng miếng bông nhúng nước trà qua đêm. Chất axit citric trong nước trà qua đêm có tác dụng làm căng da, các hợp chất flavonoid trong trà cũng có tác dụng chống bức xạ.
Khử mùi tanh nấu ăn, dùng vệ sinh tay
Trong nấu ăn nước trà qua đêm có thể giúp bạn khử mùi tanh của thủy hải sản. Bạn hãy ngâm chúng vào nước trà này rồi rửa lại bằng nước sạch. Bạn cũng có thể dùng nước trà qua đêm để ngâm rửa bát chén đĩa bị vướng mùi tanh của hải sản sẽ giúp đánh bật mùi tanh này. Khi tay bạn bị dính mùi tanh của thực phẩm hoặc dính mùi hành tỏi thì cũng có thể dùng nước trà qua đêm để rửa tay giúp thơm tho hơn.
Tác giả: An Nhiên
-
5 giây nhìn ngón tay đeo nhẫn: Biết được tài vận, tình duyên, tính cách của từng người
-
Cách sơ chế sứa làm nộm để không bị tanh và giữ được độ giòn
-
Xem đặc điểm nổi bật này trên gương mặt cho biết vận mệnh giàu sang, phú quý
-
Luộc trứng cho thêm thứ này, chạm nhẹ là vỏ bong sạch
-
Người xưa nói: 'Đàn ông sợ mày chữ bát, phụ nữ sợ mũi cong'?, vì sao thế?