1. Chanh
Chanh pha mật ong uống rất ngon rất lợi sức khỏe tuy nhiên đối với những người có tiền sử viêm dạ dày thì không nên uống quá nhiều đặc biệt là vào buổi sáng sớm khi chưa ăn gì thì không được uống.
Bởi, trong quả chanh có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, nó sẽ rất tốt nếu bạn biết sử dụng 1 cách hợp lý chừng mực còn nếu quá lạm dụng và không biết sử dụng đúng liều lượng thì chanh sẽ có tác động tiêu cực đến dạ dày của bạn.
Việc giàu vitamin C lẫn các axit của chanh cũng là con dao 2 lưỡi đối với dạ dày, hệ tiêu hóa của bạn. Khi sử dụng nước chanh khi bụng rỗng, hay sáng mới thức dậy (lúc dạ dày bạn đang có nồng độ axit rất cao) sẽ dẫn đến hiện tượng đau nhói dạ dày, nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên thì việc viêm loét dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày sẽ là chuyện sớm muộn.
2. Dứa
Dứa được mệnh danh là loại "trái cây quốc dân" trong lòng các chị em bởi những công dụng hết đỗi tuyệt vời của nó. Trong dứa chứa rất nhiều khoáng dưỡng chất như sắt, canxi, photpho hay các vitamin như B1, B2, C,PP, cùng các caroten rất tốt cho cơ thể. Dứa không chỉ giúp chị em detox giảm cân, giúp làn da thêm đẹp, mùi cơ thể được cải thiện thậm chí nó còn ngăn ngừa được ung thư cũng như các bệnh về phụ khoa.
Tuy nhiên, lượng axit hữu cơ có trong dứa lại khiến các niêm mạc dạ dày bị kích thích, lâu ngày các axit này sẽ ăn mòn niêm mặc dạ dày, từ đó bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau dạ dày âm ỉ. Đặc biệt với những người bệnh dạ dày không nên ăn loại quả này khi đang dùng thuốc, hay đang trong quá trình trị bệnh, bởi nó sẽ làm tăng viêm loét dạ dày, gây cảm giác nôn nao, khó chịu.
3. Hồng
Nếu bạn nghĩ chỉ có những loại quả nào có vị chua thì mới gây nên việc đau dạ dày còn quả ngọt không gây đau dạ dày thì bạn đã nhầm lẫn to. Bạn chắc hẳn đã quen với mỗi mùa trung thu, chúng ta lại "thèm chảy nước miếng" với những quả hồng đỏ căng tròn mọng nước, ngọt lịm đến mê người. Tuy nhiên, đừng thấy ngon miệng mà ăn quá nhiều bạn nhé. Bởi hồng là top 1 những loại hoa quả nguy hiểm cho những người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, kết luận rằng trong quả hồng có chứa một chất có tên là tanin. Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng trong trường hợp này, tatin dễ gây ức chế quá trình tiêu hóa và còn có thể vón cục, kết khối trong dạ dày. Hậu quả không chỉ là đau dạ dày mà còn có dẫn đến buồn nôn, đau bụng, khó tiêu ậm ạch rất khó chịu.
4. Vải, nhãn
Mùa hè thì là mùa của những trái vải trái nhãn ngọt lịm, mọng nước, ăn tới đâu là mê tới đó tuy nhiên những loại trái cây này đều mang tính nóng các chuyên gia khuyên những người có tiền sử bệnh dạ dày nên hạn chế ăn những loại trái cây mang tính nóng như thế này.
5. Lê
Chắc hẳn có rất nhiều người thích ăn bởi nó vừa giòn, vừa ngọt thanh, giải nhiệt ngày hè rất tốt. Mặc dù lê thuộc nhóm trái cây khá lành tính và rất giàu vitamin A, vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng rất tốt. Tuy nhiên theo lời khuyên của chuyên gia, thì chúng ta nên ăn lê sau khi đã ăn no thay vì ăn vào lúc bụng rỗng, đang đói. Bởi, nhựa trong trái lê sẽ kết hợp với axit dạ dày lúc đang rỗng, tạo thành những cục nhỏ, khó hòa tan từ đó cản trở quá trình tiêu thụ thức ăn, khiến đường ruột tắc nghẽn, gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón
6. Bưởi
Bưởi là loại trái cây lành mạnh, được biết đến như "kẻ thù" của các tế bào ác tính khi hàm lượng vitamin C trong nó giúp tăng sức mạnh gấp 3 lần cho hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, trong bưởi chứa 1 hàm lượng axit lớn, nếu ăn thứ quả này quá nhiều đặc biệt là lúc đói bụng sẽ khiến các cơn đau dạ dày, ợ chua xuất hiện và cũng sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét, chảy máu dạ dày.
Tác giả: Huyền Trang
-
Đàn ông có "3 chỗ mềm, 2 chỗ nhỏ" thường sống thọ, ngoài 40 vẫn cường tráng, sung mãn, vợ con được nhờ
-
Chuyên gia khuyến cáo: Thời điểm uống nước cam hấp thụ vitamin C tốt nhất, tăng đề kháng, phòng cúm
-
Người bị tái nhiễm COVID-19 nhiều lần có nguy hiểm không?
-
7 sai lầm khi ăn trứng khiến vừa mất chất dinh dưỡng, vừa dễ rước bệnh vào thân
-
4 thói quen khiến gan âm thầm bị tổn thương: Số 3 giới trẻ rất hay mắc