Khi độ tuổi con người tăng lên, các bộ phận trong cơ thể lão hoá, chức năng giảm sút. Với nam giới, sau khi bước qua tuổi 40, thể lực không còn sung mãn mà sự suy giảm có thể cảm nhận rõ rệt qua từng năm. Tuy nhiên, có một số đàn ông vẫn giữ được sức khỏe cường tráng kể cả khi đã tứ tuần. Những người này thường có đặc điểm sau:
Đàn ông có ba chỗ mềm
1. Vùng cổ mềm
Trên cơ thể chúng ta khu vực cổ là bộ phận kết nối giữa đầu và thân của cơ thể, là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh từ trên não đi xuống phía dưới cơ thể. Có rất nhiều triệu chứng xảy ra ở cổ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu cho biết phần lớn những người sống thọ thường có cổ tương đối mềm. Nguyên nhân là cổ mềm thì chứng tỏ máu trong cơ thể lưu thông tốt, kịp thời thải loại độc tố và chất cặn bã ra ngoài, đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các cơ quan nội tạng, giúp chúng hoạt động nhịp nhàng và tăng tuổi thọ.
Cổ cứng cản trở quá trình lưu thông máu, gây ra triệu chứng máu không lên não đủ, về lâu dài gây tác hại nghiêm trọng cho cơ thể. Đặc biệt, với những người trên 50 tuổi, tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và nhồi máu não.
Do đó, nếu cổ bạn mềm, linh hoạt, bạn có thể tránh được nhiều nguy cơ sức khỏe.
2. Gân kheo mềm
Bàn chân được mệnh danh là trái tim thứ hai của cơ thể con người. Sức khỏe bàn chân cũng liên quan tới tuổi thọ, đặc biệt là đàn ông, bởi lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo, đồng thời cũng là vùng phản chiếu của các cơ quan khác trên cơ thể và kết nối các kinh mạch với nhau. Khi già đi, đôi chân và bàn chân của chúng ta ngày càng trở nên cứng, kém linh hoạt hơn rất nhiều. Đồng thời, khi di chuyển chúng ta thậm chí gặp khó khăn trong cử động do gân kheo, các khớp ngày càng cứng, kém mềm mại và kém linh hoạt.
Với nam giới, gân kheo mềm chứng tỏ sự phối hợp hoạt động của các cơ quan rất mạnh mẽ. Điều này giúp cho việc vận động, sinh hoạt linh hoạt, chất lượng giấc ngủ tốt, giúp miễn dịch cơ thể được cải thiện, tuổi thọ tăng lên.
3. Mạch máu mềm
Mạch máu là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người, là kênh vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng. Khi các mạch máu mềm mại và trơn tru, các cơ quan và mô khác nhau mới có đủ chất dinh dưỡng kịp thời để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khi tuổi càng cao thì mạch máu sẽ dần bị lão hóa, thì các mạch máu cũng dần cứng lại. Việc con người bị mắc chứng xơ cứng động mạch ở tuổi trung niên có thể gây ra nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành, cũng như đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đàn ông có thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc, uống rượu bia, lâu ngày khiến máu đặc lại, làm cứng thành mạch. Trong trường hợp các mạch máu mềm và đàn hồi, bạn sẽ không dễ mắc các bệnh như huyết áp cao và lipid máu cao.
Đàn ông có hai chỗ "nhỏ"
1. Bụng nhỏ
Nam giới tuổi trung niên thường bị mỡ vùng bụng, đây là kết quả của việc ăn quá nhiều và thường xuyên uống rượu bia. Bụng to dẫn đến suy giảm chức năng thể chất, khiến gan nhiễm mỡ, xơ gan, vận động cũng nặng nè hơn. Do đó nếu đàn ông lúc nào cũng giữ được bụng phẳng chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh.
2. Tuyến tiền liệt
Đàn ông trung niên thường gặp một số vấn đề như phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt khiến họ gặp các vấn đề như tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu khó... Do đó, nếu tuyến tiền liệt có kích thước bình thường, bạn khỏe mạnh, và ngược lại, nếu tuyến tiền liệt phì đại, chắc chắn bạn đang giảm sút sinh lực.