Theo Phó Thủ tướng Võ Đức Đam, qua đợt dịch này có nhiều vấn đề đã bộc lộ ra. Chẳng hạn như vấn đề nhà ở của công nhân, các công trình phúc lợi. Số lao động dịch chuyển trong đợt dịch vừa qua là khoảng 1,3 triệu người, thuộc 4 nhóm.
Nhóm 1 là những người lao động có hợp đồng chính quy, tương đối ổn định, dài hạn, làm ở các khu chế xuất, công nghiệp. Với nhóm này, cơ bản doanh nghiệp vẫn trả một phần lương nên người lao động vẫn quay lại làm việc.
3 nhóm còn lại rất quan trọng là người lao động làm việc ở các xí nghiệp nhỏ, công trường, lao động không dài hạn và có tính thời vụ. Khi dịch đến thì người thuê lao động không có cam kết dài hạn và không biết khi nào quay lại. Tiếp theo là người lao động tự do, ở TPHCM có số lượng này rất lớn.
Bên cạnh đó có rất nhiều người nghèo không phải là lao động chính thức nhưng đi theo con cháu để trông con, trông cháu.
Phó Thủ tướng cũng nêu một số vấn đề cần giải quyết. Trong đó là phải kiểm soát dịch cho tốt. Bởi tâm lý của người lao động sợ nhất là quay lại làm việc, dịch bùng phát rồi lại phong tỏa như cũ. Qua đợt vừa rồi đã chứng kiến những chuyện ốm đau, mất mát. Chúng ta phải có kế hoạch chi tiết trong một tháng tới đây để kiểm soát được dịch tốt.
Đồng thời Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng người lao động đang rất cần phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học. Vì đa phần công nhân có con nhỏ ở độ tuổi này. “Đây không chỉ là vấn đề giáo dục mà chính là giải quyết cho người lao động” – Phó Thủ tướng nói và cho rằng, về lâu dài hơn, người lao động muốn được hỗ trợ về nhà trọ, sự can thiệp của chính quyền để người thuê lao động trả một phần lương.
Ngoài ra, cần rà soát lại tất cả các quy định về phòng chống dịch sao cho an toàn nhưng không quá phức tạp, nhất là câu chuyện xử lý F1, F0 có trong doanh nghiệp một cách rất linh hoạt.
Trong khi đó, báo cáo Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề.
Theo Bộ trưởng: “Việc học tập trực tuyến, học truyền hình trong điều kiện hạ tầng còn rất rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đã gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực. Học sinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy cô cực nhọc và áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng. Những chuyện bi hài, những việc đau lòng đã diễn ra khó có thể kể siết...”
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Hà Nội cần thí điểm cách ly và điều trị F1, F0 tại nhà
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tập trung toàn bộ người lang thang ở TP.HCM trong 23/8
-
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Hà Nội 'giãn cách triệt để', hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm
-
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Tất cả địa phương kêu gọi người dân hạn chế đến mức cao nhất việc ra khỏi nhà
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lý giải yếu tố vì sao chưa phải giãn cách xã hội