Ngày xưa, khi y học còn kém phát triển, việc sinh nở là một cuộc chiến đấu sinh tử thực sự. Hiện nay, khi y học đã có những bước tiến vượt bậc, việc sinh đẻ đã thuận lợi hơn nhiều. Tuy nhiên, nó vẫn có những rủi ro nhất định.
Không ai có thể đảm bảo 100% suôn sẻ, cho dù đã mẹ tròn con vuông. Trường hợp sản phụ đòi đi vệ sinh khi vừa mới sinh xong là một trong những ca cấp cứu khẩn cấp để giữ lấy tính mạng người mẹ.
Trong quá trình sinh thường, cổ tử cung và ống sinh cần được mở rộng nhiều lần để thai nhi được chào đời thuận lợi. Đồng thời các bác sĩ cũng sẽ sử dụng đường rạch bên để giúp thai nhi ra khỏi ống sinh.
Nhiều người nghĩ rằng khi đã mẹ tròn con vuông thì việc sinh nở cũng đã kết thúc. Thực tế thời gian nguy hiểm nhất là trong khoảng 2 giờ sau sinh. Hầu hết biến chứng cũng xảy ra trong 2 giờ này.
Bài đăng của một bác sĩ sản khoa cho biết, trong ca trực của mình, anh tiếp nhận một bà mẹ 28 tuổi đến bệnh viện khi con gò dồn dập. Toàn bộ quá trình chuyển dạ kéo dài khoảng 4 tiếng, bánh nhau ra rất nhanh, sản phụ nghe tiếng con khóc thì cũng vui vẻ.
Bác sĩ đã khâu lại cho sản phụ và giữ cô trong phòng sinh để theo dõi. Nhưng trước anh vừa đứng dậy đi được vài bước, đột nhiên nghe thấy giọng nói của người mẹ trẻ: "Bác sĩ, em muốn đi vệ sinh".
Nghe được những lời này, sắc mặt người mặt áo blouse trắng tái mét, nhanh chóng báo động, cả ê kíp đẩy sản phụ đòi đi vệ sinh khi vừa mới sinh vào phòng mổ ngay. Tình huống còn gấp gáp hơn cả lúc đỡ sinh ban nãy.
Hóa ra theo kinh nghiệm lâm sàng nhiều năm của bác sĩ, tình trạng đột ngột cảm thấy nặng phía dưới sau khi sinh của sản phụ thực chất là dấu hiệu của hiện tượng chảy máu ồ ạt, băng huyết sau sinh.
Chắc chắn, sau khi bác sĩ trực cắt vết thương vừa khâu lại, một lượng lớn máu phun ra ngay lập tức khiến sản phụ muốn đi vệ sinh. Tất cả các bác sĩ có mặt đều lo lắng chạy đua với thời gian để cứu sống người mẹ. Chồng sản phụ liên tục nói chuyện để ngăn không cho vợ ngủ thiếp đi, theo yêu cầu của bác sĩ. Sau nhiều giờ chạy đua, cuối cùng người mẹ đã qua cơn ngặt nghèo.
Vị bác sĩ cho biết, khi sản phụ đòi đi vệ sinh thì đây là tình huống bất thường và khẩn cấp. Trước khi sản phụ sinh, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều lần khám khác nhau, đồng thời yêu cầu thai phụ không được uống và ăn trước khi sinh nhằm mục đích giữ cho sản phụ trong tình trạng bụng đói, đảm bảo an toàn cho ca sinh nở. Vì vậy, trong những trường hợp bình thường, sản phụ sẽ không bị són tiểu và các vấn đề khác sau khi sinh.
Nếu mẹ muốn đi vệ sinh sớm sau khi sinh (trong vòng 2 giờ) sẽ rất nguy hiểm, vì giai đoạn này là giai đoạn mẹ có tỷ lệ băng huyết cao. Khi nghe điều này bác sĩ hoặc y tá sẽ vô cùng lo lắng, có trường hợp nghiêm trọng thì cả bệnh viện phải huy động các nguồn lực để giải cứu người mẹ.
Các nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh là tổn thương rách ống sinh nếu em bé quá lớn và sinh thường, nhau thai bong tróc không hoàn toàn, rối loạn chức năng đông máu…
Băng huyết sau sinh nguy hiểm như thế nào?
Băng huyết sau sinh là triệu chứng quan trọng nhất của sản phụ và thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như tử cung, nhau thai …
- Co thắt tử cung
Sau khi em bé chào đời, tử cung sẽ tiếp tục co lại, giúp nhau thai bong ra và kiểm soát việc chảy máu. Nếu có các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tử cung sẽ gây ra tình trạng băng huyết.
- Nhau thai
Sau khi em bé chào đời, bánh nhau sẽ được lấy ra ngoài trong vòng 15 phút. Trong trường hợp nếu sau 30 không lấy bánh nhau ra ngoài, hoặc còn sót bên trong, nó sẽ gây xuất huyết. Ngoài ra, nhau thai bám dính cũng là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh không thể bỏ qua.
- Tổn thương âm đạo
Trong quá trình sinh nở, nếu điều kiện sinh nở của bản thân người mẹ kém, quá trình sinh khó, hoặc thao tác đỡ đẻ không chuẩn trong quá trình sinh có thể gây tổn thương âm đạo, khả năng chảy máu tử cung tương đối cao.
- Tinh thần người mẹ
Nếu tinh thần của sản phụ luôn căng thẳng, sợ hãi quá mức trong quá trình sinh nở, nó sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung. Ngoài ra, những phụ nữ có thể lực kém, béo phì… cũng đối diện với nguy cơ băng huyết sau sinh cao.
Băng huyết sau sinh là tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ. Trước khi mang thai phụ nữ cần phải tự bảo vệ mình, tránh sảy thai, khi chưa muốn có con thì phải thực hiện các biện pháp bảo vệ để tránh gây hại cho tử cung và thai nhi.
Do vậy trong thời gian sau sinh, người nhà cần:
Quan sát trạng thái sản phụ
Sản phụ sau sinh sẽ rất yếu, không thể tự chăm sóc bản thân lúc này nên người nhà cần quan sát tình trạng của các mẹ, đặc biệt là các mẹ đã sinh con có biểu hiện gì bất thường như “sợ lạnh”, “ho”… Đó là những biểu hiện của biến chứng sau sinh, chẳng hạn như sản phụ đòi đi vệ sinh. Nu có những biểu hiện trên thì phải thông báo kịp thời cho nhân viên y tế.
Nói chuyện với sản phụ
Dù mẹ có buồn ngủ sau sinh đến đâu thì các thành viên trong gia đình cũng nên cố gắng nói chuyện với mẹ để giữ cho mẹ luôn ở trạng thái tỉnh táo hơn và kiên trì theo dõi sau sinh, đặc biệt là khoảng thời gian 2 giờ sau sinh.
Tác giả: Thạch Thảo
-
F0 thèm ăn ốc, uống trà sữa, nước ngọt có được không: Bác sĩ nói, cứ vô tư, sợ nhất là không ăn được
-
5 thực phẩm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng nhiều người yêu thích
-
Phát hiện mới về triệu chứng sau khi khỏi Covid-19, có người kéo dài tới 1 năm
-
Sản phụ F0 bệnh nặng hồi sinh sau 40 ngày, từng nhắn chồng: Nếu có mệnh hệ gì, anh hãy thay em nuôi con
-
Sau tiêm vắc xin Covid-19 chỉ đau nhức, mỏi người, không sốt thì có nên dùng thuốc giảm đau?