Trong Đông y, hạt gấc được gọi là mộc miết tử, là môt vị thuốc quý. Hạt gấc màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc. Nó có tác dụng vào hai kinh can và đại tràng, giúp trị mụn nhọt, sưng tấy, tiêu thũng, lở loét, tràng nhạc.
Theo y học hiện đại, hạt gấc có 55,3% chất béo, 16,6% đạm, 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Loại hạt này còn chứa một lượng nhỏ các enzyme như photphotoba, invedaxa…
Hạt gấc không hiếm và cũng không đắt. Tuy nhiên, khi chế biến các món ăn từ gấc, mọi người thường bỏ phần hạt đi. Trên thực tế, hạt gấc có thể dùng làm thuốc trị bệnh rất tốt.
Trị chai chân bằng hạt gấc
Lấy nhân hạt gấc và màng hạt đem giã nát, trộn với một ít rượu trắng 35-40 độ. Đắp hỗn hợp này lên vết chai. Lặp lại cách này trong vòng 7 ngày để vết chai mềm ra.
Trị lợi sưng đau chảy máu
Nướng chín hạt gấc rồi giã nhỏ. Hòa hạt gấc nghiền với nước rồi dùng nước này để súc miệng. Sau đó, nhổ phần nước đi, súc lại miệng bằng nước sạch. Không được nuốt nước hạt gấc.
Trị vết thương khi bị ngã, tụ máu
Đốt hạt gấc cho vỏ ngoài cháy thành than, phần nhân bên trong chuyển vàng nhưng không cháy. Giã nhỏ hạt gấc rồi đem ngâm với rượu. Cứ khoảng 30-40 hạt gấc thì dùng 400-500 ml rượu. Khi bị đau nhức, tụ máu thì bôi rượu hạt gấc lên để xoa bóp. Lưu ý, không bôi lên vết thương hở.
Rượu hạt gấc có thể dùng thay thế cho mật gấu để xoa bóp, vừa đơn giản, dễ làm lại có hiệu quả tốt.
Trị viêm xoang
Hạt gấc nướng chín, giã nhỏ, ngâm rượu như cách đã hướng dẫn ở trên. Lấy tăm bông thấm vào dung dịch rượu gấc và bôi lên sống mũi. Chờ khoảng 2 phút sau đó xì hết mục đặc trong xoang mũi ra.
Lưu ý khi sử dụng hạt gấc
Hạt gấc mang lại lợi ích tốt đối cho cơ thể nhưng bản thân nó có tính độc nên không được dùng tùy tiện, đặc biệt là không được uống nước từ hạt gấc.
Phải nướng chín hạt gấc trước khi sử dụng và chỉ dùng để bôi ngoài da.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Bắp cải rẻ tiền, mỗi tuần ăn 3-4 lần giúp hỗ trợ phòng ung thư, tăng cường miễn dịch, không mua thật phí
-
Những người không nên ăn nhộng tằm
-
Tin vui: Bánh mì chỉ số đường huyết cao nhưng chuyên gia mách một cách ăn đúng lại giúp kiểm soát tốt tiểu đường
-
Những ai không nên ăn thịt ngan?
-
Tỏi kỵ với gì: 5 loại thực phẩm tránh ăn cùng tỏi kẻo nguy hại