Bánh mì là một trong những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đến đáng gờm với bệnh nhân tiểu đường. Chỉ số đường huyết của bánh mì vào mức 79 thuộc nhóm rất cao.
Tinh bột đường tức Carbohydrate là một trong những nhóm chất thiết yếu cho cơ thể nhưng với người bị tiểu đường thì ăn bánh mì lại là nỗi ám ảnh cho nhiều người. Bánh mì là một trong những thực phẩm làm tăng nhanh đường huyết trong máu, khiến cho việc kiểm soát tiểu đường càng khó khăn hơn. Ăn bánh mì trắng thì chỉ số đường huyết còn tăng cao nhanh hơn so với bánh mì toàn phần. Do đó bánh mì được khuyến cáo là thực phẩm mà những người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn.
Trong các loại bánh mì thì bánh mì trắng và bánh mì sừng bò có đường huyết cao nhất ở khoảng 70-99, bánh mì nguyên hạt có chỉ số đường huyết là 56-69, bánh mì nhiều loại hạt thấp hơn 55.
Cách ăn bánh mì không làm tăng đường huyết nhanh
Một nghiên cứu mới được công bố trên "Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu" đã chỉ ra rằng nếu trước khi ăn bánh mì mà bạn chịu khó đông lạnh rồi nướng lên để ăn thì chỉ số đường huyết có thể giảm đến gần 40%.
Các nhà nghiên cứu đã phân loại bánh mì trắng thành các nhóm: loại tươi, loại nướng và loại đông lạnh. Sau đó, họ tiến hành xử lý bánh mì theo bốn phương pháp khác nhau rồi đưa cho nhóm thử nghiệm để theo dõi biến động của lượng đường trong máu. Kết quả thì bánh mì đông lạnh được rã đông và ăn, chỉ số đường huyết giảm đến 31% so với bánh mì tươi. Khi nướng bánh mì, chỉ số đường huyết thậm chí giảm xuống đến 39%.
Các nhà khoa học cho rằng sau khi đông lạnh thì lượng tinh bột kháng tăng lên nên sẽ giảm tình trạng đường huyết tăng nhanh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì không chỉ riêng bánh mì mà các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây khi cho vào tủ lạnh rồi mới ăn cũng giúp lượng tinh bột kháng lên giảm chỉ số đường huyết. Tinh bột kháng tính khó hấp thụ tại đường tiêu hóa, giúp tạo cảm giác no hơn, có thể cải thiện độ nhạy insulin và có lợi cho việc duy trì cân nặng, kiểm soát đường huyết, giảm hấp thụ calo.