Tăng lương tối thiểu vùng, lương công chức viên chức tăng thêm bao nhiêu?

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người người lao động quan tâm, khi lương tối thiểu vùng tăng thì lương công chức viên chức sẽ được điều chỉnh tăng hay không.

Tăng lương tối thiểu vùng, lương công chức viên chức có tăng không?

Mức lương tối thiểu tháng tăng lên từ 1.7.2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP được áp dụng cho người lao động làm việc theo theo hợp đồng lao động được quy định của Bộ luật Lao động. Cán bộ, công chức, viên chức, không thuộc đối tượng nói trên mà thuộc nhóm đối tượng hưởng lương theo mức lương cơ sở.

Theo Điều 1, Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với người hưởng lương, phụ cấp quy định Nghị định này bao gồm:

Cán bộ công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Cán bộ công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010.

Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:

"Điều 3. Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

  • a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
  • b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
  • c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước."

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Nghị quyết 34/2021/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 nêu rõ: “Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.”

Như vậy, đối với nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ thực hiện lùi cải cách tiền lương từ 1.7.2022 đến khi có văn bản hướng dẫn chính thức.

Một số chính sách nổi bật về lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 9

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bảo dưỡng công trình khí

Đây là chính sách lao động tại Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí, có hiệu lực từ ngày 9-9-2022.

Theo đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bảo dưỡng công trình khí như sau:

* Thời giờ làm việc: Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể:

+ Ca làm việc không quá 12 giờ trong 1 ngày.

+ Phiên làm việc tối đa là 7 ngày.

Thời giờ nghỉ ngơi:

- Nghỉ trong giờ làm việc

+ Nghỉ trong giờ làm việc tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động.

+ Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

- Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: Tuân thủ quy định tại Điều 110, Điều 112 và Điều 115 Bộ luật Lao động.

- Nghỉ hàng năm tuân thủ quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật Lao động. Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ chuyển phiên.

- Nghỉ chuyển phiên: Sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc theo phiên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày nghỉ bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.

Thí điểm mô hình đưa phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam

Nghị quyết 54/2022 được Quốc hội thông qua ngày 16-6-2022, có hiệu lực từ ngày 1-9-2022. Theo đó, việc thí điểm việc thí điểm mô hình đưa phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam được thực hiện như sau:

- Số lượng trại giam được áp dụng thí điểm mô hình này không quá 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ Công an.

- Việc tổ chức hoạt động lao động, học nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt; phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện để phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án tù.

+ Phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

+ Thu nhập từ kết quả lao động, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam của đơn vị hợp tác với trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một số trường hợp phạm nhân không được tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam bao gồm: Phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên; phạm nhân tái phạm nguy hiểm…

Tác giả: Thạch Thảo