Lập ngân sách tài chính
Mỗi chúng ta khi muốn tiết kiệm tiền bạc cần phải có kế hoạch tài chính cụ thể. Trước tiên, bạn nên chia chi phí hàng ngày thành 4 phần, đó là: chi phí cố định, chi phí sinh hoạt cần thiết, chi phí sinh hoạt không cần thiết, chi phí phát sinh.
Các chi phí cố định chẳng hạn như tiền vay mua nhà, vay mua xe, tiền thuê nhà, tiền nước, tiền điện và ga, tiền điện thoại, tiền học hành và bảo hiểm của con cái,...
Các chi phí sinh hoạt cần thiết, chẳng hạn như ăn uống, đi lại, đồ dùng nhà bếp... Các chi phí sinh hoạt không cần thiết, chẳng hạn như quần áo, túi xách, giao tiếp xã hội, mỹ phẩm, giải trí. Ngoài ra cần có thêm chi phí sinh hoạt phát sinh khi đột xuất cần tiêu. Việc này giúp cho bạn có thể tiết kiệm những khoản tiên chưa thực sự quá cần thiết.
Học cách tiêu dùng hợp lý
Với những người có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu và hình thành thói quen tiêu trước thực ra là một điều đáng sợ, vì khi dùng thì không có cảm giác gì, nhưng khi cần trả lại mới nhận ra rằng mình đã tiêu quá nhiều. Sự xuất hiện của thẻ tín dụng thực sự đã giúp những người có khó khăn tài chính tạm thời có thể vay tiền mà không cần nhờ giúp đỡ.
Nhưng nhiều hơn nữa là hình thành thói quen thiếu kiềm chế của giới trẻ, tiêu xài thấu chi cuối cùng lâm vào cảnh túng quẫn. Tiêu dùng hợp lý, học cách kiểm soát bản thân, sử dụng thẻ tín dụng hợp lý thì tự do tài chính sẽ nằm trong tầm tay. Bạn cần phải tự đặt câu hỏi cho mình rằng mình có thật sự muốn mua món đồ đó không trước khi chi tiền. Và đừng bao giờ vay tiền người khác một cách quá dễ dàng bởi nó sẽ khiến cho lòng tự trọng về tiền của bạn dần dần bị đánh mất, và khiến bạn trở thành người luôn thiếu thốn.
Học cách quản lý tiền bạc
Các ngân hàng lớn có rất nhiều sản phẩm quản lý tài sản, bạn có thể tìm hiểu về chúng, mua một số sản phẩm quản lý tài sản ít rủi ro ngay từ đầu, dần dần tích lũy và hình thành thói quen quản lý tài sản tốt.
Sau giờ làm việc, bạn có thể học một số kiến thức tài chính nó sẽ rất hữu ích cho cuộc sống của bạn. Bởi sau khi nắm rõ kiến thức tài chính sau này, chúng ta có thể dùng cách sinh lời khác tốt hơn việc gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, đầu tư rất nhiều rủi ro, cần nhắc nhở bạn là phải thận trọng, nên chi tiêu đầu tư như thế nào cho đúng.
Đặt mục tiêu tiết kiệm hàng năm
Mỗi một năm bạn nên tự đặt mục tiêu tiết kiệm tùy theo hoàn cảnh của bạn. Thông thường mục tiêu này là một con số vừa tầm với và tỷ trọng phải là khoảng 30% tổng thu nhập hàng tháng. Đồng thời nên làm tốt công tác xây dựng tâm lý của bản thân, khi đã đặt mục tiêu thì phải bắt tay ngay vào việc chăm chỉ thực hiện. Sau nhiều năm thực hiện nhất định bạn sẽ có một số tiền kha khá.
Nỗ lực để tăng thu nhập
Nếu như bạn muốn giàu có, mua được nhà, sắm xe sang thì việc tiết kiệm từ mức thu nhập của bạn sẽ không thể nào đủ. Lời khuyên cho bạn là sau khi có vốn thì bạn nên chăm chỉ phát triển kinh doanh phụ bên cạnh công việc chính. Bạn cần phải tăng nguồn thu nhập của mình để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn và bạn có thể nhanh chóng thực hiện được mục tiêu mà mình đã đề ra.