Nguyên nhân gây tê chân tay
Tê chân tay là hiện tượng khá phổ biến ở bất cứ ai. Một vài nguyên nhân gây tê chân tay sau đây nhất định bạn phải biết để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.
1.Tê chân tay do sinh lí
Những người có thói quen đứng, ngồi, nằm sai tư thế hoặc lao động quá sức trong một thời gian quá lâu với tư thế không đúng khiến mạch máu và thần kinh bị chèn ép. Máu khó lưu thông và bị ứ đọng sản sinh ra các chất axit làm tay chân bị tê.
Khi thời tiết thay đổi có thể khiến những người có sức đề kháng yếu thường bị khí huyết ứ đọng gây rối loạn cảm giác dẫn đến tình trạng tê chân, tê tay.
2. Tê chân tay do cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết
Khi cơ thể thiếu các chất như các loại vitamin B, axit folic, thiếu khoáng chất như canxi và kali… cũng khiến người bệnh có các biểu hiện tê tay, tê chân. Những trường hợp như vậy, người bệnh thường có thể trạng gầy gò, ốm yếu. Những đối tượng hay bị tê tay, tê chân do thiếu dinh dưỡng. Cần đến các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để điều trị.
3.Tê chân tay do các bệnh lý mạn tính gây ra
Những người bị các các bệnh mạn tính như: tiểu đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch… nếu không được kiểm soát tốt cũng hay bị tê chân tay.
4. Do mắc các bệnh liên quan đến xương khớp
Viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp thường gây ra hiện tượng suy tĩnh mạch. Các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, lượng máu cung cấp đến các chi suy giảm gây ra tê chân tay.
Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương thần kinh cũng là một trong những bệnh lý gây tê chân tay.
Các biểu hiện thường gặp khi bị tê chân tay
Lúc đầu, người bệnh chỉ cảm thấy các đầu ngón tay, ngón chân bị tê và có cảm giác như kiến bò, châm chích, tê buốt, chuột rút khó chịu.
Lâu dần cảm giác tê tăng lên, các ngón tay bị nhức buốt và đau dọc theo cánh tay, ở ngón chân, bàn chân, cổ chân và lan lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi… khiến người bệnh khó cầm nắm vật dụng, cử động, đi lại.
Làm sao để tránh bị tê chân tay
Nếu chỉ là tê chân tay sinh lý thì bạn nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn tay chân, đi lại nhẹ nhàng.
Bạn cũng nên chú ý các thành phần của các loại thuốc mình đang dùng xem có tác dụng phụ gì không.
Bạn nên tạo cho mình thói quen ăn uống với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng cũng như các vi chất cần thiết khác, tránh làm việc quá sức và ngồi lâu trong một tư thế, dẫn đến tình trạng mạch máu khó lưu thông.
Khi thấy hiện tượng tê chân tay của bạn không có dấu hiệu tiến triển và ngày càng nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ, để khám, chuẩn đoán và có phương hướng điều trị kịp thời
Tác giả: Nguyen Thi Thuy Trang