Sả còn được gọi là cỏ sả, hương mao, là loại cây thuộc họ cỏ, vừa có tác dụng làm thực phẩm, vừa là thảo dược.
Theo đông y, cây sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, có nhiều tác dụng cho sức khỏe như giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa. Người ta trồng sả để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, làm dưa, ướp thịt cá.
Sả còn được dùng nấu nước gội đầu, thường phối hợp với một số cây có tinh dầu khác (bạc hà, kinh giới, lá chanh, ngải cứu, lá buởi…) để nấu nước xông giải cảm. Sả còn được dùng để cất tinh dầu. Đặc biệt sả rất tốt đối với việc điều hòa cholesterol và huyết áp, giải độc nội tạng.
Cách làm nước sả thải độc nội tạng
Cách thực hiện: Sả bỏ phần lá, chỉ lấy phần thân (củ). Rửa sạch và đập dập rồi cho vào một cốc nước nóng. 3 phút sau, thêm một túi trà và một thìa mật ong vào cốc.
Trước khi uống, chúng ta sẽ vớt sả, túi trà ra và có thể thêm lát chanh để tăng thêm công dụng chữa bệnh.
Vì sả chứa hợp chất terpenoid, có tác dụng ức chế cơ thể sản sinh ra axit melavonic – thành phần góp phần vào giai đoạn đầu trong việc tổng hợp cholesterol.
Giảm cholesterol trong cơ thể giúp ngăn chặn sự phát triển các mảng bám trong động mạch và tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu, có thể gây ra đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, sả cũng chứa nhiều kali, có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, chuyển oxy lên não, cân bằng lượng nước trong cơ thể, làm gia tăng sự lưu thông máu, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ đứt hoặc tắt nghẽn mạch máu não.
Nhớ uống trà sả mỗi ngày mà mẹ cũng đã không còn bị lên máu thường xuyên nữa mà lượng cholesterol trong máu cũng được kiểm soát tốt hơn.
Nhận thấy những công dụng tuyệt vời mà sả đem lại nên em có lên mạng tìm hiểu thêm về loại gia vị này.
Một số công dụng trị bệnh khác từ cây sả
Giải độc
Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Có lợi cho hệ thần kinh
Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) ...
Giảm huyết áp
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
Cải thiện trí nhớ
Sả hoạt động như một loại chất thư giãn. Nó có thể chữa mất ngủ, tăng sự tập trung và trí nhớ. Hàm lượng tinh dầu trong sả có thể có tác dụng giữ bình tĩnh.
Bên cạnh đó, các chất magie, photpho, folate trong sả có tác dụng ổn định hệ thần kinh.
Giảm sưng viêm và đau
Có lẽ một trong những lợi ích ít được biết tới của sả chính là làm giảm và chống lại các cơn đau cơ và khớp.
Chất myrcene trong sả có tác dụng chống viêm, giảm các cơn đau nhức liên quan tới các bệnh viêm khớp, thấp khớp, gút, đau răng và viêm đường tiết niệu.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Ít người biết rằng sả cũng được dùng để chữa các chứng bệnh khó tiêu và táo bón cũng như các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu. Nó có tác dụng làm sạch và làm dịu đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Sả giúp ổn định chức năng đường ruột bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại và ký sinh trùng, phục hồi các vi khuẩn có lợi trong ruột kết.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Trẻ ăn cá tốt hơn ăn thịt: 2 loại cá nhiều canxi hơn cả sữa, mẹ cho con ăn để cao lớn vượt trội
-
Trẻ thực ra không hấp thụ được nhiều canxi từ xương và tôm: 6 món này mới bổ sung canxi tốt nhất
-
Người bị say tàu xe là do một cơ quan rất yếu: Áp dụng ngay cách này, đi xa mấy cùng không say
-
Bác sĩ khuyên không nên nhuộm tóc bạc sớm, cứ ăn 3 thực phẩm này tóc đen nhay nháy lại trẻ dai
-
Lấy chồng 3 năm chỉ 'gần gũi' 2 lần: Vợ hoang mang cầu cứu, Bs nói không phải do bệnh thận