Người bị say tàu xe là do một cơ quan rất yếu: Áp dụng ngay cách này, đi xa mấy cùng không say

( PHUNUTODAY ) - Say tàu xe là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, vậy làm thế nào để đi tàu xe mà không lo bị say?

Không biết người khác thế nào, những bản thân mình thì sợ nhất là say tàu xe. Mà lại lấy chồng xa nữa, mỗi dịp về quê nghĩ thì thích lắm, nhưng lại sợ say xe kinh khủng. Cứ lên xe là nôn ọe, đau đầu, mệt vô cùng. Mà có khi ngày mai đi, tối nay nghĩ tới đã thấy say rồi.

Lên xe thấy nhiều người tỉnh bơ, ăn uống, nói chuyện vui vẻ mà mình ngưỡng mộ lắm. Nhìn lại mình cứ như sống dở chết dở mà phát nản.

Vì sao có người say tàu xe, có người lại không?

Người sau tàu xe thường được cho là có liên quan đến tiền đình, cơ quan cân bằng tai trong. Chính sự nhạy cảm quá mức hoặc cơ quan tiền đình kém phát triển có thể gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ và gây say tàu xe. Bộ phận này nằm ở tai trong và là cơ quan quan trọng để duy trì chức năng thăng bằng của cơ thể con người. Chẳng hạn như:

- Khi xe khởi động đột ngột, chạy va chạm mạnh, phanh gấp. Hoặc khi họ tham gia một số trò chơi đánh quay trong công viên giải trí, người đó đang ở trạng thái "đánh võng".

Chính những va chạm này khiến cho cơ quan tiền đình cảm giác trái phải lắc lư, liên tục ra các tín hiệu lộn xộn đến não và tai trong. Trường hợp nếu không theo kịp chức năng điều chỉnh, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt.

- Còn khi ngồi trên ô tô mà bạn nhìn xuống điện thoại, đọc báo, hay ngắm cảnh bên ngoài cửa sổ, bạn rất dễ bị say tàu xe. Điều này là bởi vì khi làm những hành động này, mắt bạn sẽ cảm nhận được mọi thứ chạy ngược lại. Tuy nhiên, lúc này tiền đình cân bằng cảm giác cơ thể đang tiến về phía trước, giữa thị giác và cảm giác thăng bằng xảy ra mâu thuẫn, lúc này não bộ sẽ cảm thấy rối loạn, lâu dần sẽ xảy ra hiện tượng say tàu xe.

Đối tượng dễ bị say tàu xe là trẻ nhỏ dưới tuổi vị thành niên và phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, cơ quan tiền đình dần phát triển và hoàn thiện, nói chung chứng say tàu xe sẽ biến mất dần.

10

Với những người thường không cảm thấy chóng mặt, tại sao vẫn bị say tàu xe?

Nhiều người thắc mắc rằng, bản thân không hề cảm thấy chóng mặt, nhưng cứ hễ lên xe là bị say. Tuy nhiên, hiện tượng say tàu xe có thể do:

+ Có thể liên quan đến việc nghỉ ngơi kém gần đây, trạng thái tinh thần kém, giảm khả năng miễn dịch...

+ Khi bị cảm lạnh, virus có cơ hội xâm nhập vào tai trong, đồng thời có thể gây say tàu xe.

+ Tình trạng tắc đường, oi bức, đông người, nặng mùi xăng xe cũng có thể gây say tàu xe.

+ Ngoài ra, một số ít người sẽ bị say xe trước khi lên xe, đây thường là ảnh hưởng của tâm lý.

+ Nếu bạn thường xuyên bị say tàu xe, trong thời gian sắp tới có thể bị bệnh dạ dày, khó tiêu. Ngoài ra, nếu kèm theo cảm giác sưng tấy, thì đây có thể do bạn bị viêm xoang.

+ Nếu các triệu chứng không cải thiện trong một thời gian dài sau khi xuống xe, thậm chí buồn nôn và nôn thì cần xác định đó có phải là chóng mặt hay không và tốt nhất nên đến bệnh viện để biết rõ nguyên nhân.

Làm cách nào để hạn chế say tàu xe?

-Không nên ăn quá no: Nếu ăn quá no hoặc ăn những thức ăn khó tiêu hóa, dễ sinh axit trong dạ dày và gây đầy bụng như đồ uống có ga, cam, nếp… sẽ dễ gây nôn trớ.

- Có thể sử dụng những lát gừng và vỏ quýt khô để giúp ức chế nhu động ruột và giảm khó chịu cho dạ dày.

- Nên bôi chút dầu gió, dầu làm mát khi lên xe: Những chất này có thể kích thích hưng phấn thần kinh giao cảm, do đó ức chế thần kinh phó giao cảm.

- Có thể uống thuốc say tàu xe khoảng 30 phút trước khi lên xe.

- Đừng luôn nghĩ về say tàu xe: Hãy nói chuyện với người khác nhiều hơn và chuyển hướng sự chú ý.

- Ngồi ở hàng ghế đầu: Hãy cố gắng chọn vị trí hàng ghế trước khi đi tàu xe, điều này sẽ làm giảm độ lắc lư và tránh chóng mặt do rung lắc quá mạnh.

- Mở thêm cửa sổ: Khi lên xe, bạn có thể mở thêm cửa sổ khi có điều kiện để duy trì lưu thông không khí.

- Nhắm mắt: Tránh xa màn hình điện thoại di động khi ngồi trong xe và nhắm mắt lại, cắt đứt kết nối giữa thị giác và thế giới bên ngoài, điều này có thể giúp giảm chóng mặt.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link