Thịt lợn "đại kỵ" với 6 loại thực phẩm, ăn chung dễ sinh bệnh, chớ dại mà thử

( PHUNUTODAY ) - Thịt lợn ăn chung với các thực phẩm đại kỵ này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng, gây khó chịu thậm chí sinh bệnh cho người sử dụng.

Thịt lợn kỵ với một số loại thịt khác

Thịt lợn và thịt bò là hai loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên chúng ta không nên kết hợp hai loại thịt này với nhau vì sẽ làm giảm công dụng của từng loại.

Ngoài ra, thịt lợn cũng kỵ với thịt chim (chim cút, chim bồ câu). Khi ăn thịt lợn cùng với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Trong khi đó, thịt lợn nấu cùng thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, không có lợi cho sức khỏe người dùng.

Thịt lợn cũng "đại kỵ" với thịt rùa và thịt ba ba. Sử dụng chung các loại thịt này có thể gây chứng khí trệ, đầy hơi chướng bụng.

Gừng

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), thịt lợn và gừng xung khắc nhau. Chúng ta có thể dùng gừng để khử mùi tanh của thịt nhưng không nên nấu chung. Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau và ăn với số lượng lớn có thể sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.

Rau mùi tây

Theo Đông y, rau mùi tây có tính ôn. Khi kết hợp cùng với thịt lợn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu nếu ăn nhiều.

Đậu nành (đậu tương)

Đậu nành là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, chứa 60-80% là phốt pho ở dạng axit phytic. Tuy nhiên, khi kết hợp đậu nành với thịt lợn, hàm lượng phốt pho này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là giảm các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm...

Gan dê

Theo Đông y, gan dê có tính hàn, trong khi đó thịt lợn có thể sinh nhiệt. Ăn chung hai thực phẩm này có thể gây chướng bụng, đau bụng, khó chịu.

Ngoài ra, gan dê có mùi hôi. Khi nấu cùng thịt lợn sẽ khiến món ăn có mùi vị kém hấp dẫn.

Lưu ý khi mua thịt lợn

Nên chọn miếng thịt lợn có màu hồng sáng, bì mềm mại, thớ thịt săn. Khi ấn tay vào miếng thịt thấy có độ đàn hồi tốt. Khi dùng dao cát miếng thịt có máu thiết ra.

Cầm miếng thịt trên tay phải có cảm giác chắc chắn, phần mỡ, thịt nạc và bì liên kết chặt chẽ với nhau, không lỏng lẻo. Nếu thấy thịt có mùi hôi, chảy nhớt thì tuyệt đối không được mua.

Để làm sạch thịt lợn, bà nội trợ có thể dùng muối hoặc nước muối pha loãng để bóp thịt rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch.

Tác giả: Thanh Huyền