Gan lợn
Gan chứa nhiều sắt và vitamin A, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, gan cũng là cơ quan giải độc của lợn. Hầu hết các chất độc trong cơ thể con lợn đều được gan phân hủy nhưng có rất nhiều kim loại nặng mà gan không thể đào thải ra ngoài mà tích tụ lại. Những chất này có thể gây hại cho người ăn.
Hơn nữa, gan chứa nhiều nhiều cholesterol. Nếu ăn gan lợn quá 2-3 lần/tuần có thể dẫn tới thừa cân, béo phì, hại tim mạch.
Ngoài ra, gan động vật không rõ nguồn gốc hoặc đến từ nơi giết mổ không qua kiểm dịch có thể tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm gây hại cho người tiêu dùng.
Khi chọn mua gan lợn nên dùng tay ấn vào mặt gan để kiểm tra độ đàn hồi, bề mặt nhẵn, màu sắc tươi sáng. Người lớn chỉ nên ăn 50-70g gan/bữa, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa.
Lòng già lợn
Lòng già được dùng để chế biến nhiều món ăn mà người Việt yêu thích nhưng nó cũng là một bộ phận không sạch sẽ của con lợn. Lòng già thực chất là nơi thải ra phân sau quá trình lợn tiêu hóa thức ăn. Do đó, phần này luôn có mùi khó chịu. Không những thế, nó còn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và khó làm sạch. Nếu không được chế biến cẩn thận và nấu chín kỹ, nó có thể gây bệnh đường tiêu hóa cho người ăn.
Ngoài ra, món lòng già cũng có chứa hàm lượng chất béo cao. Nếu ăn nhiều có thể gây tăng mỡ máu.
Phần thịt ở cổ lợn
Phần cổ lợn có chứa nhiều hạch bạch huyết. Các hạch này là nơi có nhiều vi khuẩn và virus, rất khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao. Nó vừa có mùi hôi khó chịu vừa có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể.
Do đó, bạn nên hạn chế ăn phần thịt cổ lợn. Nếu muốn ăn phần thịt này, khi chế biến cần loại bỏ hết các hạch bạch huyết và nấu chín kỹ trước khi ăn.