Thực đơn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi
Đến giai đoạn này, các bé đã hoàn toàn cai sữa và trong thực đơn của bé đã có thêm món cơm nát. Đây cũng là bước đầu để bé bắt đầu làm quen với cơm. Kết hợp với cơm thì các mẹ cũng nên cho bé thử sức với những món thức ăn nữa nhé. Tuy nhiên, các mẹ nên cho bé ăn thêm những món nào nữa?
Bé được 2 tuổi, trong thực đơn của bé gồm những gì?
Khi bé đã được 2 tuổi, các mẹ nên tập cho bé quen dần với các chế độ ăn uống quy củ hơn. Hơn thế nữa, các mẹ cũng tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt, bim bim, bỏng ngô... và các loại hoa quả ngọt trước bữa ăn, bởi sẽ làm trẻ trở nên ngang dạ và thường chán với những món ăn chính. Do vậy, để có thể đảm bảo tốt nhất nguồn dinh dưỡng cho bé, các mẹ nên chú ý lượng thực phẩm nên bổ sung trong ngày cho bé:
+ 150-200g/này gạo tẻ.
+ 10 g thịt/ bữa.
+ 150-200g rau xanh/ ngày
+ 400-500 ml sữa:
+ 120-150g cá, tôm chia 4 bữa mỗi bữa 30-40g.
+ 40 ml: dầu mỡ,…
Các mẹ có thể tham khảo bảng thực đơn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi:
Bảng thực đơn chi tiết khi bé được 2 tuổi |
Khi bé được 2 tuổi, bé phải đối mặt với những nguy cơ nào?
Khi bé đã có khả năng đi đứng, cầm nắm, trở nên hiếu động hơn thì các mẹ cũng nên chú ý những nguy cơ mà các bé dễ mắc phải:
1. Nguy cơ mắc bệnh – hãy vệ sinh cho bé sạch sẽ
Đối với trẻ nhỏ, do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khi đi học mẫu giáo hay tiếp xúc môi trường mới, bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như cảm cúm, sốt, viêm đường miệng và hô hấp; nhiễm trùng tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lị…
Do vậy mà các bác sĩ thường khuyên các mẹ nhớ cho bé đi chích ngừa đúng theo lịch hẹn bác sĩ, tắm nước ấm ngày 1 lần, vệ sinh tay chân bằng khăn ướt sạch, vệ sinh đồ chơi cho bé.
2. Nguy cơ chấn thương – các mẹ cũng đừng nên chủ quan
Khi bé đã biêt đi, biết lấy đồ thì các mẹ cũn nên sẩn trọng nguy cơ té ngã do chạy nhảy. Bé có thể đụng táp lô điện; nước nóng, bỏ vật lạ vào miệng... Mẹ nên dõi sát bé, dự phòng trước và xử lý tốt khi tình huống xấu xảy ra.
3. Nguy cơ suy dinh dưỡng – các mẹ cũng phải dè chứng
Đến tuổi này, bé hay mắc bệnh nên dễ bỏ ăn, kén ăn. Đa số trẻ 1-2 tuổi bị suy dinh dưỡng do ăn cơm trước khi mọc đủ răng hàm để nhai cơm. Nếu mẹ cắt cử sữa bú đêm lúc này, trẻ cũng có thể bị thiếu dinh dưỡng.
4. Nguy cơ béo phì – các mẹ hãy chú ý chế độ dinh dưỡng của bé
Nếu bé dễ ăn, biết tự đi kiếm đồ ăn và chủ động yêu cầu mẹ cho ăn thêm thì các mẹ nên chú ý để bé có thể ổn định lại chế độ ăn uống và phòng tránh lại nguy cơ béo phì đấy nhé.
>"Không là không" mọi ông chồng cần nhớ khi vợ mang thai (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bên cạnh danh sách việc cần làm, lưu ý về điều không nên làm khi vợ mang thai cũng rất quan trọng. Nhất là 9 điều sau, các bố không được quên! |
>Thực phẩm ăn khi mang thai con sẽ thông minh và khỏe mạnh (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Muốn con thông minh và khỏe mạnh bạn hãy ăn những thực phẩm dưới đây khi mang thai! |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi