Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: Những mũi tiêm quan trọng

( PHUNUTODAY ) - Đối với việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh thì đâu là những mũi tiêm quan trọng dành cho trẻ nhỏ thì các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây.

Vắc-xin hoạt động như thế nào?

Khi vi trùng hoặc virut xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công và tự phát tán khắp nơi. Cuộc xâm lược của các vi khuẩn làm bé bị bệnh. Khi đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động để chống lại các virut gây bệnh. Một khi cơ thể đẩy lùi được virut gây bệnh, cơ thể bạn sẽ tạo ra tế bào nhận biết và chống lại bệnh tật trong tương lai.

Vắc-xin cũng hoạt động trên cơ chế tương tự như vậy.

Vắc-xin giúp tăng cuờng hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách bắt chước cơ chế của “nhiễm trùng”, nhưng không gây bệnh cho bé. Nó chỉ làm hệ miễn dịch phát triển các phản ứng tương ứng để có thể nhận biết và ngăn ngừa bệnh.

Do đó, sau khi tiêm phòng, một số bé có thể hơi sốt nhẹ. Triệu chứng này khá bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Các loại vắc xin tiêm phòng cho trẻ theo mốc thời gian

 

Sau khi sinh: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.

Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi

2- 6 tháng tuổi:

– Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3

– Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4

– Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3

– Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm

12-15 tháng tuổi:

– Viêm não Nhật Bản B

– Thủy đậu

– Sởi, quai bị, Rubella

– Viêm gan A mũi 1

16-23 tháng tuổi:

– Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4

– Hib mũi 4

– Viêm gan B mũi 4

– Viêm gan A mũi 2

Trên 24 tháng tuổi:

– Phòng Viêm màng não mô cầu A+C

– Viêm não Nhật Bản mũi 3

– Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu

– Tiêm phòng thương hàn, tã

Trên 9 tuổi: Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục

Ngoài những thông tin trên đây thì bao gồm có 6 mũi tiên vô cùng quan trọng đối với trẻ:

1.Vắc xin ngừa Viêm gan B

Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm ngay sau khi sinh 24 giờ, mũi thứ hai nên tiêm khi bé được 1- 2 tháng tuổi. Lúc bé được 6 - 18 tháng tuổi thì mẹ nên tiêm mũi vác xin thứ ba có liều lượng bằng 1/3 mũi đầu tiên. Thuốc chủng ngừa này bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B - virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể (bàn chải đánh răng chia sẻ và một vài dụng cụ, đồ dùng cá nhân).

Tiêm phòng sớm như vậy nhằm ngăn chặn sự lây lan virus có thể lây sang bé từ mẹ (nếu người mẹ bị nhiễm virus này khi mang thai). Sốt nhẹ và sưng đau ở chỗ tiêm là tác dụng phụ khi bé tiêm vacxin này.

2. Vắc xin DTaP

Đây là vắc xin kháng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván. Bệnh bạch hầu do một loại vi khuẩn gây nên, khiến cổ họng trẻ biến thành màu xám, đen. Bệnh uốn ván có thể gây co thắt cơ bắp mạnh, khiến xương của bé có thể bị phá vỡ.

Với ho gà là một căn bệnh rất dễ lây lan và không thể kiểm soát được cơn ho. Tiêm phòng DTaP sẽ giúp trẻ chống lại 3 căn bệnh nguy hiểm này. Trẻ cần được tiêm 5 liều ở các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng và 4 đến 6 tuổi.

Ngoài ra, nên tiêm nhắc lại khi trẻ 11 đến 12 tuổi. Sau đó cứ 10 năm nên tiêm lại 01 lần. Liều cuối cùng sẽ không còn tác dụng nếu mũi tiêm thứ 4 của bé là lúc bé từ 4 tuổi trở lên. Do vậy lưu ý đến lịch tiêm chủng cũng là điều đặc biệt quan trọng.

3. Vắc xin phối hợp Sởi, Quai bị, Rubelle (MMR)

Loại vác xin MMR sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 loại vi rút: Sởi (Gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể); Quai bị (Gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt và đôi khi bìu sưng ở bé trai); và rubella hay bệnh sởi Đức (mà có thể gây dị tật bẩm sinh nếu có nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ). Vaccine MMR cần được tiêm khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.

4. Vắc xin ngăn ngừa Thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh gây phát ban do virus thủy đậu gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Do đó, trẻ cần được tiêm phòng thủy đậu ở độ tuổi 12 đến 15 tháng, và nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.

5. Vắc xin Haemiphilus cúm B (Hib)

Trẻ em từ 12 đến 59 tháng tuổi thuộc nhóm rất dễ bị nhiễm loại virus cúm này, gây nên bệnh viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản hay viêm phổi ở trẻ.

Do đó, bạn cần cho con tiêm vaccine Hib, để bảo vệ con khỏi các căn bệnh nguy hiểm này. Thời điểm tiêm thích hợp nhất là khi trẻ ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi.

6. Vắc xin phòng tránh Bại liệt (IPV)

Đây là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của bé. Trẻ mắc bệnh bại liệt có thể gây tê liệt cơ thể, thậm chí tử vong rất nguy hiểm. Trẻ được tiêm phòng vaccine bại liệt, có thể loại trừ hoàn toàn virus gây bệnh khỏi cơ thể.

Vaccine bại liệt IPV nên được tiêm khi trẻ 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và tiêm nhắc lại ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi. 

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh