Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ làm ngay những bước này đảm bảo trẻ sẽ khỏe lại nhanh chóng

( PHUNUTODAY ) - Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa, trong đó phải kể đến rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy cha mẹ phải chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng cách khi bị rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ luôn khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu nhé!

Không phải ngẫu nhiên khi khoa tiêu hóa ở các bệnh viện nhi là nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhất trong các khoa, bởi lẽ đây là chứng bệnh phổ biến, trẻ em dễ mắc phải. Trong đó, táo bón, tiêu chảy, nôn chớ là những biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ có thể gặp một số triệu chứng khác như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi phân sống, lừ đừ, mệt mỏi, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu. Các vi khuẩn gây nên rối loạn tiêu hóa thường có mặt tại những nơi dơ bẩn, và trong thức ăn thiếu vệ sinh. Vì vậy, bệnh này dễ gặp phải ở những trẻ thường xuyên có chế độ ăn uống, chăm sóc chưa hợp lý, không đảm bảo vệ sinh.

Mặc dù là bệnh thường găp, ít gây nguy hiểm nhưng không đảm bảo chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nặng có thể gây tử vong. Bên cạnh đó, một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh trong thời gian dài sẽ làm giảm sự hấp thu dưỡng chất, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. 

Vì vậy, cha mẹ cần chú ý rất nhiều trong việc chăm sóc bé khi bị rối loạn tiêu hóa.

Với mỗi trường hợp rối loạn tiêu hóa khác nhau, cha mẹ cũng cần có những biện pháp xử trí khác nhau, kịp thời nhằm giảm khó chịu và nguy hiểm đối với sức khỏe cho các bé.

Đối với trường hợp trẻ bị nôn chớ

- Bạn cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, nhanh chóng lấy gạc, khăn hoặc hút để lấy hết chất nôn trong miệng, họng và mũi của trẻ.

- Sau đó sử dụng bàn tay khum lại vuốt nhẹ hai bên lưng của trẻ vừa là để an ủi trẻ bớt sợ hãi vừa để trẻ ho và đưa ra hết chất nôn còn lại trong cổ họng.

- Tiếp đến, bạn nên dùng một chiếc khăn khác cùng nước ấm lau cổ, miệng và người của trẻ.

- Cuối cùng là thay quần áo cho trẻ thật sạch sẽ.

Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cầm theo dõi xem trẻ có nôn trớ nữa không và tình trạng nôn của trẻ tiến triển như thế nào. Nếu chuyển biến quá nặng thì cần đến ngay bệnh viện, khám cho trẻ.

Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy

Cha mẹ cần bù nước cho trẻ bằng cách uống nước. Cho trẻ uống từ từ từng chút một cho tới khi trẻ cảm thấy hết khát. Hoặc cha mẹ có thể cho con uống oresol. Tuy nhiên, nếu không uống hết oresol trong ngày, thì nên đổ đi, không nên giữ lại để uống tiếp.  

Đối với trường hợp trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa

Đối với triệu chứng này thường hơi khó phân biệt một chút, vì vậy cha mẹ cần phải xác định rõ nguyên nhân. Trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện, đi ngoài thường xuyên, phân giống hạt dẻ, khô cứng, sờ bụng trẻ thấy cứng và trẻ có cảm giác đau.

Với trường hợp này, cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh đặc biệt những loại rau có tính nhuận tràng như mồng tơi, khoai lang, rau lan... hay các loại trái cây như chuối tiêu, cam, bưởi...

Bên cạnh đó, để phòng ngừa trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ, giữ vệ sinh, tăng cường vận động và tránh lợi dụng thuốc. Một số trường hợp cha mẹ nên đưa đến bác sĩ thăm khám như:

- Trẻ rối loạn tiêu hoá kèm thêm nôn trớ nhiều, ăn ngủ kém, người lúc nào cũng mệt mỏi và với trẻ nhỏ thì hay quấy khóc

- Trẻ rối loạn tiêu hoá cùng với tình trạng tiêu chảy kéo dài và kèm theo tình trạng mất nước.

- Trẻ táo bón nhiều ngày, có khi đi đại tiểu tiện xuất hiện máu, hoặc nứt kẽ hậu môn.

Tác giả: Minh Hằng