Ăn giá đỗ khi bụng đói
Trong Đông y thì rau giá đỗ có tính mát, lành tính giúp giải nhiệt, hạ đường huyết. Tuy nhiên, với những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đ. Bởi nếu như bạn ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Ngoài ra, cũng không nên ăn gia đỗ khi đang đói bụng bởi điều này sẽ khiến cho dạ dày của bạn dễ bị viêm loét bệnh càng thêm bệnh.
Những kiểu người không nên ăn giá đỗ
Người viêm dạ dày mãn tính: Do giá đỗ chứa nhiều vitamin A, E, và C nên khi bạn đang mắc bệnh dạ dày mạn tính thì không nên ăn bởi nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh tình của bạn trở nên trầm trọng hơn rất nhiều. Ngoài ra, với những người đang lạnh trọng người đi ngoài phân lỏng cũng không nên ăn giá đỗ kẻo dễ rơi vào tình trạng mất nước suy kiệt sức khỏe ngộ độc có ngày.
Người đang uống thuốc: Do giá đỗ có khả năng giải độc nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc. Chính vì vậy, nếu như bạn đang uống thuốc không nên ăn giá đỗ, hoặc ăn giá đỗ gần giờ uống thuốc sẽ làm mất đi tác dụng của thuốc.
Phụ nữ mang thai, cho con bú: Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên ăn giá đỗ sống. Do giá đỗ được làm ở nhiệt độ 35 độ C, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển dễ gây ngộ độc cho bạn. Nếu muốn ăn giá đỗ, nên chần qua nước sôi hoặc nấu chín kỹ để không hại sức khỏe.
Cách sử dụng giá đỗ an toàn cho bạn
Một trong những nguyên tắc mà các bà nội trợ cần khi nhớ là khi mua giá đỗ, bạn nên chọn giá cong queo, giá nhỏ, nhiều rễ và về nhà vặt bớt rễ để không độc. Khi bạn nhìn thấy giá đỗ có màu nhạt, dài và ít rễ, trắng thì chắc chắn dùng thuốc ngâm.
Những loại giá đỗ khi để bên ngoài môi trường có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C dễ bị vi khuẩn xâm nhập tấn công. Chính vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.